Nói chuyện về súng

Bạn thân,

Quyền được mua súng để tự vệ, để săn tại Mỹ chẳng có gì lạ. Vấn đề đặt ra là phải chăng có súng để tự vệ thực sự đạt được mục đích của nó hay lại có hiệu quả trái ngược?

Có nhiều con số nghiên cứu về vấn đề này. Những con số nghiên cứu này thường là thiên về quyền có súng hay chống lại có súng. Ít có ai nhìn vấn đề mang súng ở dạng tâm lý tự chủ mà đa số nhìn vấn đề ở dạng tâm lý cảm tính.

Tâm lý cảm tính cho rằng mình có súng thì khi ai đó vào nhà mình hoặc tấn công mình thì mình có thể tự vệ để bảo đảm mạng sống của mình. Đó là lý do nhiều người nghĩ rằng có súng để tự vệ vẫn tốt hơn là không có súng — dù rằng phần trăm để làm tự vệ rất là nhỏ; mà phần trăm có súng để xảy ra chuyện tự mình giết mình, hoặc giết người khác trong lúc sinh-tâm-lý đang bị khủng hoảng rất cao.

Theo giáo sư đại học ở trường Warwick về môn tâm lý, ông Thomas T. Hills, nhận định thì 99% cơ hội người có súng tự bắn mình, bắn người khác vì tại nạn, hoặc bắn người khác để thực hiện chuyện cướp bóc. Một phần trăm còn lại là thực sự để tự vệ khi người xấu tấn công mình.

Thống kê cho thấy ở những quốc gia được quyền có súng thì số người vi phạm luật pháp càng cao. Theo nhận định của giáo sư David Hemenway ở trường đại học Harvard, thống kê cho thấy càng có nhiều súng ở trong xã hội thì chuyện phạm pháp gia tăng. Và ông cũng đưa ra nhận định là có súng không có nghĩa là sẽ bảo vệ được mình mà cơ hội xảy ra tai nạn cao hơn là mục đích chính là tự vệ. Nhận định này cùng một kết quả như nhận định của giáo sư tâm lý học ông Thomas T. Hills.

Chuyện có súng trong nhà là quyết định của cá nhân và chuyện này luật pháp ở Mỹ cho phép. Dù bạn mua súng vì bất cứ lý do nào nhưng nếu bảo là để tự vệ thì cơ hội bạn sử dụng để tự vệ (bắn người xấu) rất thấp so với bạn dùng súng làm hại đến chính bạn, gia đình bạn, hoặc người khác thì rất cao. Đó là thực tế không thể chối cãi bởi nếu chính mỗi người chúng ta không làm chủ được tâm lý của chính mình mà để cảm tính làm chủ mình thì tai nạn súng xảy ra cho chính mình rất là cao.

Ngày xưa dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa có một câu ví von để chống lại tình trạng ma túy như sau: Chơi lửa có thể cháy nhà. Chơi dao có thể chan hòa máu tay. Nhưng chơi ma túy có ngày. Thân tàn ma dại đố mà thoát ra. Vậy thì chơi súng sẽ như thế nào? Bạn tự tìm câu trả lời cho chính mình.

Trần Thị Lan Anh

Tháng 3 năm 2021 (Việt lịch 4900)

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s