Tuy hai tài liệu đều mang tên là Duy Dân Cơ Năng nhưng thực sự có nội dung khác biệt. Duy Dân Cơ Năng (bộ 5 Kiến Quốc) chú trọng về Cơ Năng Hiến Pháp trong khi Duy Dân Cơ Năng (tốc giảng) lại nói về Cương Thường.
Vậy phải chăng khi “tốc giảng” Lý Đông A (LĐA) đã không nói rõ “tính cương thường” của Duy Dân Cơ Năng? Tuy rằng chương 3 của Duy Dân Cơ Năng (tốc giảng) có nói về “lý luận Lập Pháp về Hiến Pháp của Duy Dân Cơ Năng”.
Phải chăng Duy Dân Cơ Năng (tốc giảng) là gạch nối của Duy Dân Cương Thường với Duy Dân Cơ Năng? Vì sao? Vì Chương 1 của Duy Dân Cơ Năng (tốc giảng) nói về “tinh thần Nhân Chủ Cương Thường của Duy Dân Cơ Năng” và chương 4 của Duy Dân Cơ Năng (tốc giảng) giải thích “Lý luận thành lập Duy Dân Cơ Năng trong quốc dân biên chế” với phần “Chính” gồm Quốc Dân đoàn, Công Dân tầng và “Trị” gồm Xã-Hạt-Huyện-Tỉnh-Quốc tầng (trong Duy Dân Cơ Năng cũng nói về “chính ” và “trị” trong hình 2 của Cơ Năng Hiến Pháp và “quốc gia tầng”).
Hai tài liệu trên đều do Học Hội Thắng Nghĩa biên soạn và chú giải theo “bản gốc” từ Đồng Nhân Học Xã (?). Tạm cho rằng Đồng Nhân Học Xã làm đúng nhiệm vụ thì trách nhiệm rơi trở lại người ghi chép “bản gốc”.
Tài liệu Duy Dân Cơ Năng (tốc giảng) kết thúc như sau: “Lớp huấn luyện đặc biệt của (Thư ký Trưởng. Mùa Thu 1945-4824 Tuổi Việt. TD-LĐA).
Tài liệu Duy Dân Cơ Năng kết thúc như sau: “XY. Lý Đông A. 4821 TV (1942)”
Vấn đề chúng ta phải giải quyết là:
Nếu cùng là Duy Dân Cơ Năng thì “tốc giảng” hay toàn bộ thì phải phù hợp, giống nhau. Nếu “tốc giảng” được hiểu là giảng nhanh, nói tóm gọn thì sẽ chỉ chú trọng đến phần chính yếu, quan trọng nhưng vẫn phải phù hợp. Còn nếu ý khác thì phải có tựa đề khác. Chẳng lẽ LĐA là một thiên tài đọc nhanh, hiểu rộng lại có thể dễ dàng nhầm lẫn trong một thời gian ngắn như vậy (từ 1942 đến 1945).
Một giả thuyết đưa ra là Duy Dân Cơ Năng (tốc giảng) là một góc nhìn khác của LĐA về Cơ Năng và Cương Thường nhưng người ghi chép lại không nắm vững toàn bộ ý niệm trên nên “ghi tạm” là Duy Dân Cơ Năng”tốc giảng” (?) Mong những tiền bối trong Duy Dân đóng góp ý kiến để sáng tỏ cho hậu thế tìm hiểu rõ ràng hơn.
Trần Công Lân
Tháng 12 năm 2019 (Việt Lịch 4898)