Tư Tưởng Kỳ Thị

Bạn thân

Nếu bạn có dịp nói chuyện với người Mỹ đen bạn phải cẩn thận bởi theo truyền thống của người Mỹ đen thì ở trong chính họ đã có tư tưởng kỳ thị. Từ cái tư tưởng đó, họ nhìn tất cả mọi vấn đề là kỳ thị và đôi khi, lối ứng xử của họ có vẻ nghịch lý với thực tế nhưng vì cái tư tưởng kỳ thị đó đã làm họ không nhìn ra sự nghịch lý đó.

Hãy lấy vài thí dụ để chứng minh cho nhận định bên trên. Trong một buổi trao đổi với một người bạn thân, Mỹ đen, người viết lá thư này có đưa ra hình ảnh vị thủ tướng của Canada, ông Justin Trudeau, trong một buổi dạ tiệc hóa trang trong lúc thời còn trẻ, anh này hóa trang là anh chàng Aladdin. Aladdin là một nhân vật trong phim truyện, da đen, có cây đèn thần giúp làm những việc mà tự Aladdin làm không được. Với người bình thường thì trong một buổi tiệc hóa trang, ai muốn chọn nhân vật nào thì chọn, miễn sao hóa trang giống nhân vật đó thì người đó thành công. Tuy nhiên, anh bạn Mỹ cho rằng vị thủ tướng Canada làm chuyện hóa trang này là ngu xuẩn, nếu không muốn nói là kỳ thị người da đen.

Trong buổi trao đổi đó thì viết lá thư này cho rằng chuyện ông Trudeau hóa trang gương mặt đen chẳng có gì gọi là kỳ thị bởi đó là một buổi hóa trang, ai muốn chọn nhân vật nào đó thì phải hóa trang cho đúng nhân vật đó. Người bạn Mỹ đen đó giận lên, cho rằng người viết lá thư này cần phải tìm hiểu lịch sử Mỹ đen đã bị đè bẹp như thế nào để từ đó mới hiểu tại sao, đối với anh ta, chuyện ai đó hóa trang là Mỹ đen mà người đó là Mỹ trắng (hay Canada, họ cũng xếp vào loại da trắng) mà hóa trang với khuôn mặt đen sẽ là sự sỉ nhục người da đen.

Đối với người da đen, ai đó, đặc biệt là người da trắng, làm cái gì đó mà người da đen làm (như chuyện hóa trang bên trên) thì họ cho là kỳ thị bởi chính người da đen đã có tư tưởng kỳ thị ngay chính trong suy nghĩ của họ. Một phong trào gần đây mà họ đưa ra đó là Black Lives Matter (mạng sống người da đen quan trọng) xem ra cũng là một hình thức kỳ thị. Tại sao chỉ có mạng sống người da đen mới quan trọng còn của người khác không quan trọng? Dĩ nhiên họ lý luận rằng bởi cảnh sát bắn chết người da đen không cầm súng quá nhiều. Đây cũng là lối lý luận chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến người khác. Bởi nói cho cùng, tất cả mạng sống của mọi người đều quan trọng không cần biết họ là người da màu nào. Còn chuyện số người da đen bị bắn chết nhiều thì phải nhìn vào sự thật là rất nhiều hình ảnh trộm cướp trên TV đa số là người da đen thì cái chuyện người da đen bị bắn chết nhiều có thể giải thích được chứ không phải là sự kỳ thị.

Nói thế không có nghĩa là bỏ qua vấn đề kỳ thị của cảnh sát đối với người da đen nói riêng và người dân thiểu số nói chung đều có xảy ra. Mà sự kỳ thị này, ở đâu chẳng có. Ngay cả chính trong cộng đồng người Việt cũng đã có sự kỳ thị đối với những giống dân khác hoặc kỳ thị vùng miền trong chính người Việt, huống chi là một cộng đồng Mỹ đã có truyền thống kỳ thị từ thời lập quốc đến nay vẫn tiếp tục.

Để giải quyết chuyện kỳ thị ở Mỹ xem ra khó lắm khi mà chính người da đen đã có sẵn tư tưởng kỳ thị và không dám nhìn thẳng vào sự thật của vấn đề. Tại sao một anh giễu (comedian) da đen có thể dùng từ Negro thì không cho là kỳ thị nhưng cũng từ ngữ đó mà anh trắng dùng thì lại cho là kỳ thị, không tôn trọng người da đen? Tại sao cùng một hành động vô văn hóa mà những giống dân khác làm thì bị phê phán nhưng khi anh da đen làm thì lại gọi là kỳ thị người da đen?

Mong rằng qua lá thư này giúp chúng ta có dịp nhìn lại sự kỳ thị và khi trao đổi chuyện gì đó đối với người da đen, phải cẩn thận bởi họ dễ bị tự ái và dễ gắng cho chúng ta cái mũ kỳ thị. Riêng đối với người Việt, chúng ta cũng nên quan tâm về đề tài này và tránh sự kỳ thị vùng miền, trong hay ngoài nước Việt. Đã là người, không cần biết là Việt hay không phải là Việt, đều có người xấu người tốt. Xấu — tốt gia tăng do ảnh hưởng của môi trường sống và phải hiểu rõ môi trường sống đó để nhận định vấn đề thay vì dựa vào sự kỳ thị để nhận định vấn đề.

Trần Thị Lan Anh

Tháng 10 năm 2019 (Việt Lịch 4898)

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s