Bạn thân
Nhìn hai tấm hình cạnh nhau: một bên là dân Hong Kong biểu tình chật đường phố (cho dù chỉ có 7 triệu dân); một bên là dân VN đi biểu tình ủng hộ đội bóng nhà thắng trận …. Điều này khiến tôi suy nghĩ về tình cảm và sự ỷ lại, hùa theo của con người.
Chuyện dân Nhật, dân Đại Hàn nhờ tập võ thuật mà có tinh thần đồng đội, nên dân tộc đã khác đi. Khi dân HK, gốc Tàu, đã dám đứng lên chống sự cai trị của Bác Kinh, và chối bỏ gốc Tàu (I am not Chinese) thì tinh thần đó phất xuất từ đâu? Tại sao sau 99 năm là thuộc địa của Anh , người dân HK không mang mặc cảm nô lệ, thuộc địa…mà chấp nhận dân chủ và thực hiện dân chủ qua các cuộc biểu tinh?
Còn VN?
Thuộc địa Pháp, đấu tranh giành độc lập, kháng chiến chống Mỹ?
Vượt biên sang Mỹ, gửi tiền về giúp gia đình trở thành phong trào nuôi một thế giới ăn không ngồi rồi, hưởng thụ?
Nếu gọi là tình thương thì thế nào là tình thương?
Nếu gọi là ỷ lại, mượn nguồn tiền “vô tận” từ nước ngoài về để thụ hưởng mà không sản xuất, không ý thức xã hội suy đồi… thì tình thương có còn đất sống hay không?
Những ngư dân VN đánh cá bị Tàu cộng giết hại chắc hẳn đã không có nguồn tiền từ hải ngoại gửi về, vì nếu có đã không phải liều mình ra khơi.
Những người trẻ đứng lên chống lại bạo quyền chắc chắn không có nguồn tài chánh như vậy nhưng họ vẫn lên tiếng phản đối nhà nước vì quyền lợi của dân tộc. Phải chăng đó là tình thương người vô điều kiện?
Còn những người nhận tiền “chùa” gửi về thì họ có tình thương người khác hay không? Hay chỉ nhận tình thương (tiền) của người khác, còn từ mình (tự kỷ) đến người khác (động tha) thì không có hay quên?
Vậy thành phần ăn hại đái nát này có cần “hiện diện” trong xã hội hay không? Nếu bảo là CS nuôi dưỡng thì cũng có thể. Nhưng nếu bảo sau này, một đất nước dân chủ có duy trì đám “sâu mọt” này không ? Chắc phải đi hỏi các nhà CM.
Xin hỏi bạn có là người Việt không?
TCL
Tháng 9-2019 (Việt Lịch 4898)