Cha Mẹ và Thầy Giáo (P3)

(Education & Significance of Life. Krishnamurti. Chapter 6: Parents and Teachers).

Người dịch: Trần Công Lân

38.Bởi vì một điều duy nhất là ông ta miệt mài với tự do và sự toàn vẹn của cá thể, nhà giáo dục thích đáng là người tín tâm một cách thực sự và sâu xa. Ông không thuộc về bất cứ giáo phái nào, bất cứ tổ chức tôn giáo nào; ông tự do với các tín ngưỡng và lễ nghi, bởi vì ông ta biết rằng chúng chỉ là những ảo tưởng, những điều không tưởng, những mê tín dị đoan được phóng chiếu bởi dục vọng của những người sáng lập ra nó mà thôi. Ông ta biết rằng thực tại hay Thượng đế chỉ hiện hữu khi có sự tự hiểu biết và vì lẽ đó tự do.

39.Kẻ nào không có những bằng cấp đại học thường cố gắng làm những thầy giáo bất đắc dĩ bởi vì họ mong muốn được thực nghiệm; không phải là những chuyên viên, họ chú ý đến việc học, đến sự hiểu biết cuộc sống. Đối với một thầy giáo thực sự thì việc giáo huấn không phải là một kỹ thuật, nó là cách sống của ông ta; cũng như một nghệ sĩ lớn, ông ta thà đành chịu chết đói còn hơn là từ bỏ việc làm sáng tạo của ông ta. Trừ khi, ta có khát vọng ở sự giáo huấn này, còn thì ta sẽ không là một thầy giáo chi cả. Chính đó là điều quan trọng tột bậc mà ta khám phá cho bản thân dù ta có năng khiếu này hay không, và không chỉ phó mặc cho việc dạy học vì đó là một phương tiện sinh nhai.

40.Bao lâu mà việc dạy học chỉ là một nghề nghiệp, một phương tiện sinh sống, và không phải là một xu hướng hiến dâng, thì nhất định còn lỗ hổng khổng lồ giữa bản thân chúng ta và thế giới; đời sống ở nhà của chúng ta và công việc của chúng ta vẫn chia cách và phân biệt. Bao lâu nhà giáo dục chỉ là một nghề giống như bất cứ nghề nào khác thì không thể tránh được tranh chấp và sân hận giữa cá nhân và giữa các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội; sự cạnh tranh sẽ gia tăng, sự một mực khăng khăng theo đuổi tham vọng cá nhân, và dựng nên những chia rẽ giữa chủng tộc, quốc gia…tạo ra những chống đối và những cuộc chiến bất tận.

41.Nhưng nếu chính chúng ta tự hiến mình để trở thành những nhà giáo đích thực, chúng ta không tạo ra những rào cản giữa cuộc sống ở nhà và ở trường học, bởi vì dù bất cứ ở đâu chúng ta cũng đều liên quan đến tự do và thông minh. Chúng ta hãy coi các đứa bé nghèo và giàu ngang nhau, lưu ý đến mỗi đưa bé như những cá thể với tánh khí cá biệt, sự di truyền, những tham vọng của nó.. v.v… Chúng ta liên can không chỉ với một lớp học, không với sức mạnh hay yếu đuối, nhưng với tự do và sự toàn vẹn của cá thể.

42.Sự hiến mình cho nền giáo dục thích đáng phải là hoàn toàn tự nguyện. Nó sẽ không là kết quả của bất cứ sự thuyết phục nào hay bất cứ sự hy vọng có lợi lộc cho cá nhân nào; và nó cần phải vắng mặt sự sợ hãi lọc lên từ sự khao khát mãnh liệt cho thành công. Sự đồng hóa bản thân mình với sự thành công hay thất bại của trường học là vẫn còn nằm trong lãnh vực chuyên động cá nhân. Nếu dạy học là xu hướng của ta, nếu ta trông vào thứ giáo dục thích đáng như một nhu cầu tối cần cho cá nhân, thì lúc bấy giờ ta sẽ không cho phép mình bị ngăn trở hay bị đình hoãn chẳng vì tham vọng của mình hay bởi những điều  đó của người khác; ta sẽ tìm ra thì giờ và cơ hội cho công việc này; và sẽ khởi sự làm nó không tìm kiếm phần thưởng, danh dự hay tiếng tăm. Lúc bấy giờ tất cả những  điều khác – gia đình, sự an toàn cá nhân, điều tiện lợi an lạc – trở nên là điều quan trọng thứ yếu.

43.Nếu chúng ta sốt sắng muốn được là những hạng thầy giáo thích đáng ấy, chúng ta sẽ hoàn toàn không vừa lòng, không phải với một hệ thống giáo dục đặc biệt nào, nhưng với tất cả hệ thống, bởi vì chúng ta thấy rằng không có một hệ thống giáo dục nào có thể làm cho cá nhân tự do. Một phương pháp hay hệ thống có thể quy định đương sự với những loại giá trị khác biệt, nhưng nó không thể làm cho đương sự tự do.

44.Ta cũng cần phải rất thận trọng để không sa vào một hệ thống đặc biệt nào của ai, mà tâm cứ mãi xây đắp. Có một hạnh kiểm kiểu mẫu của hành động là một phương sách tiện lợi và an toàn và đó là do đâu tâm thức cứ nương náu trong vòng làm theo những thể thức của nó. Cứ không ngớt tỉnh thức thì nó quấy rầy khó chịu và bắt buộc, nhưng để phát triển và theo đuổi một phương thức nào đó thì nó không đòi hỏi chi đến tư tưởng cả.

45.Sự lập lại thói quen khuyến khich tâm trí trì độn, chai lười; một cú xóc cần để đánh thức nó dậy, mà bấy giờ chúng ta gọi là vấn đề. Chúng ta cố gắng giải quyết vấn đề này tùy theo những giải thích cũ kỹ, những biện minh và những chỉ trích của chúng ta, mà tất cả điều ấy đặt tâm trí trở lại giấc ngủ. Trong hình thức này tâm trí trì độn chai lười cứ không ngớt bị túm bắt, và nhà giáo dục thích đáng không chỉ là người chấm dứt điều ấy trong vòng bản thân mình mà thôi nhưng cũng giúp cho các học sinh của mình biết đến các điều ấy nữa.

46.Một số người có thể hỏi: “làm thế nào ta trở nên nhà giáo dục thích đáng?” Chắc chắn câu hỏi: “làm thế nào?” đã biểu thị không phải một tâm thức tự do nhưng là một tâm thức rụt rè nhút nhát, nghĩa là đang tìm kiếm một lợi ích, một kết quả. Hy vọng và nỗ lực để trở thành một cái gì chỉ làm cho tâm thức đồng hóa với cứu cánh mong ước trong khi một tâm thức tự do thì không ngừng quan sát học hỏi và do đó phá vỡ những chướng ngại phóng chiếu lên nó.

47.Tự do là lúc đầu tiên, nó không phải là một cái gì tìm kiếm được ở cuối cùng. Cái khoảng khắc ta hỏi “làm thế nào” là ta đã bị đặt trước những khó khăn không thể khắc phục được, và thầy giáo nào hăng hái dâng hiến cuộc đời ông ta cho giáo dục sẽ chẳng bao giờ đặt ra câu hỏi này, bởi vì ông ta biết rằng không có phương pháp nào mà bằng cách đó ta có thể trở thành một nhà giáo dục đúng nghĩa được. Nếu ta hết sức chú tâm đến, ta không đòi hỏi một phương pháp mà nó sẽ đoan chắc đạt được những kết quả mong muốn.

48.Có thể có bất cứ hệ thống nào làm cho chúng ta thông minh chăng? Chúng ta có thể đi suốt hệ thống ấy để thu đoạt bằng cấp, làm sắc bén… nhưng rồi chúng ta sẽ là những nhà giáo dục hay chỉ là nhân cách hóa của một hệ thống? Việc tìm kiếm tưởng thưởng mong muốn được coi là nhà giáo dục lỗi lạc là mong muốn sự nhìn nhận và ca tụng; và trong khi ấy thình thoảng có thể được tán đồng khá nhiều và khuyến khích, nếu chúng ta tùy thuộc nó vào sự chấp nhận chú ý của ta, nó trở nên một thứ thuốc mà chẳng bao lâu ta chán ngán, mỏi mệt. Mong đợi được đánh giá và khuyến khích cổ vũ là hoàn toàn non nớt.

49.Nếu bất cứ  điều gì mới mẻ được tạo ra thì nó hẳn nhiên phải là chu đáo mẫn tiệp và có sức mạnh, không phải là những sự đòi hỏi cãi cọ và ồn ào. Nếu ta cảm thấy thất vọng trong một công việc thì bấy giờ điều bực bội và mỏi mệt chán nản thường xảy ra sau đó. Nếu ta không chú tâm đến thì hiển nhiên ra sẽ không thể nào tiếp tục dạy học được.

50.Nhưng tại sao thường có sự thiêu thốn sự chú tâm cần yếu trong các thầy giáo như thế? Những gì là nguyên nhân làm ta cảm thấy thất bại? Sư thất bại chán nản không phải là kết quả  của sự cưỡng bức bởi những hoàn cảnh làm điều này nọ; sự thất vọng chán nản nổi dậy khi chúng ta không biết về phần bản thân chúng ta những gì là điều thực sự chúng ta muốn làm. Vì là lầm lạc chúng ta chạy quanh quẩn và cuối cùng sa vào một cái gì mà nó không hấp dẫn chúng ta gì cả.

51.Nếu giáo huấn là xu hướng thực sự của chúng ta, chúng ta có thể cảm thấy tạm thời đã bị thất bại vì chúng ta không hề thấy lối thoát ra khỏi lầm lạc của nền giáo dục hiện tại; song cái khoảng khắc chúng ta nhìn thấy và hiểu biết những liên quan và ẩn tàng của nền giáo dục thích đáng, thì chúng ta sẽ lại có tất cả năng lực cần thiết và lòng nhiệt thành. Đó không phải là vấn đề của ý chí hay lòng quả quyết, nhưng là của tri giác và hiểu biết.

52.Nếu dạy học, giáo huấn là xu hướng của ta, và nếu ta nhận thức tầm quan trọng sinh tử của giáo dục thích đáng thì ta không thể nào chỉ là nhà giáo dục thích đáng. Không cần phải theo bất cứ phương pháp nào. Cái sự kiện cần thiết của sự hiểu biết nền giáo dục thích đáng ấy không thể nào thiếu được nếu chúng ta đạt đến một cá thể tự do và toàn vẹn, gây ra một đổi thay nền tảng trong bản thân ta. Nếu ta trở nên ý thức rằng chỉ có hòa bình và hạnh phúc cho con người mà thôi bằng qua một nền giáo dục đúng nghĩa, rồi thì bấy giờ tự nhiên ta sẽ dâng hiến toàn bộ cuộc sống và sự chuyên tâm của ta cho nền giáo dục ấy.

53.Ta giáo huấn dạy dỗ bởi vì ta muốn đứa bé được phong phú nội tâm mà kết quả đem đến những vật sở hữu một giá trị đúng đắn. Không có sự phong phú nội tâm, những điều thế phàm trở nên điều quan trọng lố lăng đưa đến nhiều hình thức hũy hoại và thống khổ khác nhau. Ta dạy dỗ để khuyến khích học sinh tìm ra xu hướng thực sự của đương sự, và để tránh những việc làm phát sinh ra sự chống đối giữa người và người. Ta dạy dỗ để giúp tuổi trẻ hướng đến sự hiểu biết mà không có, nó có thể là không có hòa bình, chẳng có hạnh phúc vĩnh viễn. Việc giáo huấn của ta không  phải là tự thỏa mãn mà là tự quên mình.

54.Không có sự giáo huấn dạy dỗ đúng đắn làm cho ảo tưởng lại nhầm là thực tại, và lúc bấy giờ cá nhân ở trong một cuộc chấp tranh trong vòng bản thân hắn hơn bao giờ hết và do đó có sự tranh chấp trong tương giao của hắn với người khác, là xã hội. Ta dạy dỗ bởi vì ta thấy rằng chỉ một điều tự hiểu biết không thôi, không phải nghi lễ, tín điều hay tổ chức tôn giáo, có thể gây ra một tâm thức an nhiên thư thái; và sự sáng tạo chân lý. Thượng đế chỉ hiện hữu khi cái ta và cái mình đã siêu việt thăng hoa.

 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s