Theo nhà bình luận Michael Gerson của báo Washington Post thì Đức Giáo Hoàng Francis mới đây đã phê bình sự sùng bái thị trường tư bản và sự ngây thơ tin tưởng vào sức mạnh kinh tế của tư bản mà quên đi khía cạnh xã hội và nhân bản. Một số các nhà bảo thủ Hoa Kỳ đã gọi ông là thuần túy Marxist và là nhà thờ của Tổng Thống Obama (ám chỉ tinh thần xã hội chủ nghĩa của Tổng Thống Obama) .
Các nhà kinh tế thị trường lên tiếng bênh vực chủ nghĩa tư bản toàn cầu, nói rằng nó đã giúp hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghéo đói, đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân và nới lỏng liên hệ gia đình, cộng đồng, đẩy mạnh sự canh tân và tăng gia tuổi thọ. Nhưng khi thiếu một số điều kiện xã hội (luật lệ, cơ hội bình đẳng, quản lý công cộng hữu hiệu), chủ nghĩa tư bản sẽ đem lại sự bất bình đẳng.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh về sự bóc lột lao động đối với người di dân bất hợp pháp, người nghèo và những người bị bắt làm nô lệ tình dục. Đó là mặt trái của kinh tế thị trường, bán đứng đời sống và nhân cách. Ông nói về doanh nghiệp như một nghề cao quý. Ông bác bỏ định kiến cho rằng con người có khuynh hướng ăn bám vào hệ an sinh xã hội. Ông cũng nhấn mạnh vì con người sinh ra không hoàn toàn giống nhau như đúc, nên phải giúp đỡ những người kém may mắn.
Khi tư bản thiếu vắng nhân cách con người, công bằng, lòng thương người (compassion) thì tư bản chỉ là công cụ của vật chất, cá nhân chủ nghĩa và vị kỷ.
Đức Giáo Hoàng nói rằng khi chúng ta chạy trốn, ấn náu trong sự thoải mái của đời sống, quên đi sự chia xẻ, đóng góp chung thì đời sống không khác gì một cuộc tự tử chầm chậm. Ông cho rằng chủ nghĩa cá nhân đã làm mụ con người, quên đi công bằng và sự thịnh vượng có thể là nhà tù .
Kể từ khi cựu Tổng Thống Reagan khởi sự “Star Wars” đưa đến sự sụp đổ của khối Cộng Sản. Sau đó cựu Tổng Thống G.Bush đã đưa ra chính sách kinh tế toàn cầu và tư bản chủ nghĩa lan tràn khắp nơi. Tại Hoa Kỳ việc các công ty lớn chuyển công việc làm sang các nước nghèo, trả lương công nhân rẻ để nâng cao lợi nhuận đã khiến nạn thất nghiêp dâng cao tại Hoa Kỳ và khoảng cách giàu nghèo tại Hoa Kỳ cũng như Trung Hoa và các nước khác như VN ngày càng tăng gia.
Khi khủng khoảng kinh tế xảy ra năm 2008, sự cách biệt giàu nghèo càng xa hơn. Giới đầu tư trong thị trường nhà cửa, chứng khoán đã tạo các mánh khoé để thu lợi thật nhiều và sau đó tìm cách bỏ chạy để lại những món nợ khổng lồ mà chính phủ phải chuộc nợ để duy trì kinh tế và tài chánh khỏi sụp đổ.
Cuộc bầu cử tổng thống 2012 đã có những tranh cãi về vấn đề giàu nghèo. Giới nhà giàu và đảng Cộng Hòa với ứng cử viên Romney cho rằng họ là những người tạo ra của cải, thịnh vượng, công ăn việc làm (maker). Còn phía đảng Dân Chủ với Obama đưa vấn đề an sinh xã hội, y tế (welfare, Medicare) để lôi cuốn giới nghèo (taker) chỉ là những kẻ hưởng thụ mà không chịu làm việc.
Khi trận bão Sandy tàn phá vùng duyên hải New Jersey thiệt hại 80 tỷ. Quốc Hội, Hạ Viện, do đảng Cộng Hòa nắm đa số đã từ chối cấp 60 tỷ để tái thiết khu vực này, cho rằng cần tiết kiệm để cân bằng ngân sách đang thâm thủng 16 trilions. Thống Đốc New Jersey, Christie, thuộc đảng Cộng Hòa đã lên đài truyền hình chửi thẳng những Dân Biểu có quyết định trên. Sau đó QH đã đồng ý cấp số tiền tái thiết.
Tại Nhật phụ tá bộ trưởng Y Tế đã nói trước các phóng viên báo chí rằng người già nên chết đi để nhẹ gánh y tế, xã hội và tài chánh cho chính phủ.
Tại VN những người già, nghèo và đơn độc đã bị nhà nước bỏ quên, phó mặc cho các nhóm từ thiện gánh vác.
Khi con người chạy theo giấc mơ làm giàu thì trái tim của họ đã đóng lại. Khi đã giàu, họ lại muốn giàu hơn. Tại Hoa kỳ có những nhà giàu, tỷ phú khi chết để lại tiền cho các đại học, các cơ quan thiện nguyện hay cho nhà thờ. Vậy làm giàu rồi để cho…thiên hạ? Vậy sao còn khổ công làm giàu?
TCL
VA 12-12-13