Dân Chủ và Độc Tài (P3)

Dân chủ tư bản (Mỹ)
Nền dân chủ Mỹ dựa trên hiến pháp được thành lập 1789 do những người di dân từ Âu Châu. Di sản của những tư tưởng dân chủ, tự do của Âu Châu đã biến nước Mỹ thành nơi tụ họp của những người di dân trên khắp thế giới. Nhưng trong tiến trình đó, nước Mỹ đã vấp hai khuyết điểm: (1) cô lập người dân da đỏ bản xứ. (2) du nhập người nô lệ da đen từ Phi Châu.
Sinh hoạt chính trị Mỹ dựa trên hệ thống lưỡng đảng 1790 nhưng đến 1913 người dân mới được trực tiếp bầu Thượng Nghị Sĩ (tu chính án thứ 17). Những người thành lập nước Mỹ tin rằng hiến pháp sẽ giúp nước Mỹ và người dân xây dựng một chế độ dân chủ tốt đẹp bởi những nỗ lực của những lớp người di dân sẽ luôn đem lại sức sống mãnh liệt khi có cơ hội tại vùng đất mới.
Kết quả là nước Mỹ đã phát triển và trở thành cường quốc thế giới. Nước Mỹ đã giúp thế giới qua hai trận thế chiến để bảo vệ tự do, dân chủ và sau đó ngăn chận làn sóng độc tài cộng sản lan tràn sau 1945.
Nhưng chiến tranh Việt Nam dẫn đến biến cố Watergate khiến Tổng Thống Nixon phải từ chức và khối cộng sản tấn công khắp nơi trên thế giới: Á Châu, Phi Châu và Trung Mỹ cùng với biến cố đảo chính tại Iran bắt giữ con tin Mỹ. Năm 1980 Reagan đắc cử tổng thống Mỹ và cuộc phản công bắt đầu và kết thúc 1989: khối Liên Xô và Đông Âu tan vỡ. Khi Mỹ trở thành siêu cường duy nhất thì chính trị Mỹ cũng thay đổi.
Sinh hoạt chính trị Mỹ dựa vào chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) nhưng khi quyền lợi nước Mỹ không còn bị đe dọa bởi khối cộng sản vì Trung Cộng cũng đổi mới: mở cửa kinh tế, giao thương với thế giới. Với trật tự thế giới mới (New world order) thì các nhà đầu tư và đại công ty Mỹ tràn khắp thế giới để khai thác lợi nhuận: nhân công và tài nguyên.
Để thay đổi luật pháp, các nhà tư bản nắm các đại công ty đã vận động Quốc Hội làm luật (hay thay đổi luật) có lợi cho kế hoạch kinh tế toàn cầu. Có những hậu quả không lường được đã xảy ra:
(1) Trung Cộng có thị trường tiêu thụ và lao động rẻ với âm mưu canh tân kỹ thuật của đảng cộng sản đã khiến các công ty Tây phương nhảy vào làm ăn và sau 30 năm biến Trung Cộng thành cường quốc thứ hai trên thế giới, đe dọa các nước Á-Phi và Thái Bình Dương mà vẫn không thay đổi chính trị.
(2) Các nước nhược tiểu giao thương với Mỹ đã bị ảnh hưởng của đồng tiền (dollar) đầu tư từ Mỹ khiến hệ thống chính trị và kinh tế rối loạn vì tham nhũng.
(3) Khi các công ty kỹ nghệ, dịch vụ tại Mỹ chuyển sang các nước có nhân công rẻ đã khiến dân Mỹ mất việc làm và sa sút tiềm năng kinh tế đưa đến bất mãn chính trị. Bất ổn kinh tế dẫn đến bất ổn xã hội. Trong khi hệ thống chính trị chịu ảnh hưởng của giới tư bản đã chọn các chính trị gia bất tài để thi hành những dự án đã tính toán trước. Bất ổn chính trị thời 1990s-2000s đã mở cửa cho súng đạn tràn ngập xã hội , kỳ thị chủng tộc tái diễn, xung đột tôn giáo (sau cuộc chiến Iraq 1991 và 2003) cùng với ma túy và di dân bất hợp pháp tại biên giới Mễ.
Chính trị lưỡng đảng xem ra có vẻ cân bằng khi có nhân tài điều hành. Khi những kẻ bất tài lên cầm quyền thì xung đột bùng nổ. Chiêu bài “bảo thủ” đối với “tiến bộ” cho thấy thực chất bên trong cơ cấu tam quyền phân lập cũng như hiến pháp Mỹ còn nhiều sơ hở.
Vì theo chủ nghĩa thực dụng, nước Mỹ không dựa vào một triết học nào mà chỉ dựa vào tâm lý học, áp dụng được là tốt. Các nhà chính trị Mỹ tin rằng khi hai đảng thay phiên lãnh đạo thì sẽ giữ cái tốt, thay đổi cái xấu. Và như vậy họ tìm mọi cách ngăn chận sự vươn lên của đảng thứ ba. Nhưng chủ trương “bảo thủ” và “tiến bộ” không hội đủ điều kiện để “đối lập thống nhất” như dự tưởng.
Khi khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bực để đi đến mạng lưới toàn cầu (Internet) thì văn hóa và giáo dục không theo kịp. Bất mãn từ quần chúng đã dẫn đến sự chọn lựa các ứng cử viên hứa hẹn đúng ý dân. Và khi đắc cử thì họ chạy theo giới tư bản, quên cử tri đã bầu cho họ vào vị trí lãnh đạo. Xung đột lưỡng đảng xảy ra từ hành pháp (tổng thống) lan sang lập pháp (quốc hội) và cuối cùng là tư pháp (tối cao pháp viện) cũng như tại cấp tiểu bang và quận (county).
Vì thực dụng nên bạn muốn tham gia thì phải bỏ thì giờ tham dự các buổi họp sơ tuyển (primary), phải góp tiền ủng hộ gà nhà. Khi Tối Cao Pháp Viện cho phép nhà giàu bỏ tiền vào tranh cử thì nền dân chủ suy thoái.
Sinh hoạt đảng (Cộng Hòa, Dân Chủ) được tổ chức từ cấp quận (county) nhưng không được chặt chẽ. Chỉ cần chấp thuận chủ trương, chính sách của đảng (bảo thủ, tiến bộ) là chính; còn đóng tiền, tham dự sinh hoạt là tùy người. Chọn ứng cử viên cũng dựa trên tiêu chuẩn đảng hơn là giá trị cá nhân (tư cách, đạo đức). Nhất là khi có tranh chấp về một vấn đề (phá thai, súng, di dân, an sinh xã hội, tội ác) thì bất kể ứng cử viên đối phương như thế nào, phe A phải bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng A bất kể quá khứ, lý lịch, khả năng ra sao.
Nền dân chủ Mỹ được vững mạnh nhờ sự góp sức của giới truyền thông (các phóng viên của báo Washington Post đã khám phá vụ Watergate khiến Nixon từ chức). Nhưng khi mạng xã hội xuất hiện làm suy yếu giới truyền thông: nhiều báo địa phương phải đóng cửa, các đài phát thanh, truyền hình phải bán vì khó khăn tài chính. Kết quả là các nhà tư bản nắm luôn giới truyền thông và chúng ta thấy chiến tranh giữa đài Fox và đài ABC, CBS vì khuynh hướng chính trị.
Chính trị Mỹ dựa trên lưỡng đảng. Khi lưỡng đảng không thỏa hiệp trong sinh hoạt Quốc Hội thì mọi việc bế tắc. Các nhà chính trị bất tài khai thác các bất đồng về chủng tộc (kỳ thị), tôn giáo (phá thai), an sinh xã hội, thuế, di dân… không phải vì không có giải pháp mà chỉ vì muốn duy trì quyền lực cá nhân, đảng trị nên kéo dài và trì hoãn để thủ lợi. Đó là đối nội.
Về đối ngoại thì nước Mỹ luôn luôn bảo vệ các nước dân chủ chống lại uy hiếp của các nước độc tài đảng trị hay cộng sản. Nhưng vì quyền lợi tối thượng của nước Mỹ thì đôi khi các nước nhỏ cũng bị bỏ rơi (Arab Saudi, nhân quyền).
Sinh hoạt dân chủ Mỹ đòi hỏi người dân phải lên tiếng, phải đứng lên đấu tranh cho quyền lợi hay nhu cầu của họ. Tiền thuế là của chung, chính quyền qua Quốc Hội sẽ quyết định chi tiêu ra sao. Nếu cuộc đấu tranh hợp lý thì yêu cầu của bạn sẽ được trợ cấp còn không thì tiền sẽ dành cho việc khác.
Rõ ràng nhất là tại các địa phương (state, county) có nhu cầu về giáo dục (trường học), đường xá, an ninh, giao thông…. Nếu có vấn đề mà bạn không lên tiếng thì ngân sách sẽ dành cho việc khác. Đó là lý do tại sao sinh hoạt dân chủ là người dân phải tham dự với các cấp lãnh đạo địa phương, rồi từ địa phương lên dần tới trung ương chứ không phải chỉ biểu tình trước Nhà Trắng hay Quốc Hội là sẽ đạt được yêu cầu.
Kết
Do đó để có tiếng nói với chính quyền thì phải có hoạt động, có tổ chức (cơ năng-bản vị, hiệp hội, NGO) có tiền (nonprofit, foundation), có nhân lực (vận động đi bầu) vì đó là nền tảng của sinh hoạt dân chủ. Các cộng đồng Do Thái, Đại Hàn đã thành công trên trong việc vận động để đạt các yêu cầu cho người dân tại Mỹ cũng như cho quốc gia của họ. Cộng động người Mỹ gốc Việt cũng sẽ phải phát triển theo chiều hướng đó trước khi muốn xây dựng dân chủ tại Việt Nam.
Trần Công Lân
Tháng 2 năm 2023 (Việt lịch 4902)

 

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s