Giải Luận: Dân Tộc (P2)

LÝ TRÍ TỰ KIỂM SOÁT HÀNH VI
Quá trình tự chủ vì nhân trí có lý trí tự kiểm soát hành vi, tự kiểm định hành động của mình qua trí tuệ và đạo lý, qua trí lực và luân lý. Tự chủ vì nhân trí có trong khả năng tự điều chế đam mê, cảm xúc, xúc động dẫn tới vô tri, thượng nguồn của vô trách nhiệm. Tự chủ vì nhân trí có sự sáng suốt tự cân bằng các sinh hoạt xã hội, cộng đồng, tập thể theo quy luật công bằng, dựa trên công lý, được trợ lực bởi công tâm. Tự chủ vì nhân trí của tự giáo dục, qua kiến thức, qua tri thức để có ý thức biết tự giáo dưỡng đạo lý, đạo đức, luân lý cho mình và cho người khác. Tự chủ vì nhân trí của nhân quyền biết tự bảo vệ mình trước bạo quyền, bạo động, bạo lực, là nguyên nhân của bất công, là nguồn gốc của khổ đau.
TỰ CHỦ CỦA TỰ SÁNG TẠO ĐỂ TỰ HÀNH ĐỘNG
Tự chủ trong quá trình khai thác ý tưởng bên trong não bộ để biến tự do bên trong thành hành động bên ngoài xã hội. Đó là ý thức đi tìm hạnh phúc khi đã từng chịu đựng khổ đau tới từ bạo quyền; ý muốn sống trong công bằng vì đã là nạn nhân của bất công; ý định biến hiện tại xấu thành tương lai tốt; ý lực đưa hành động tự do của mình vào ngay đời sống xã hội. Tự chủ trong quá trình tự sáng tạo để tự hành động: biết chống lại bạo quyền đang đe dọa, khống chế, đàn áp tự do bằng bạo lực, chuyển hóa não trạng ngay trong chính tri thức của tự do, không nhất thiết phải dùng bạo động để giành tự do, mà có thể xua đuổi, xóa bỏ các bạo lực chống lại tự do qua phương trình thông minh của đối thoại-đối chất-đối luận-đối trọng-đối kháng.
HÀNH TÁC TỰ CHỦ VÌ NHÂN PHẨM
Biết chống lại bạo quyền phi nhân tính, vừa tha hóa, vừa đồi trụy, lại vừa vô luân, bằng hành tác tự chủ vì nhân phẩm: bằng tiếng nói, bằng trần tình, bằng biểu tình, bằng đề đạt, bằng đàm phán… để xác nhận nhân quyền, đó là quyền làm người với nhân tính, với nhân đạo. Biết chống lại bạo quyền bằng lý thuần chất của nhân phẩm, vừa dựa trên nhân lý, vừa dựa trên nhân trí, làm nên phương trình hợp lý-chỉnh lý-thuần lý để tự do sánh đôi với công bằng, để tự do bảo đảm được bác ái, trong một nhân tính không bao giờ chấp nhận bạo quyền, tà quyền, độc quyền, tham quyền, lạm quyền, cực quyền, cuồng quyền.
TỰ CHỦ ĐẾN TỪ NHÂN LÝ
Chống lại bạo quyền bằng tự chủ của lý trí, bằng quyết tâm với các lý luận nhân lý: tự do trong công bằng và bác ái, luôn biết lấy tự do làm động lực cho văn minh của dân tôc. Chống lại bạo quyền bằng tự chủ đến từ nhân lý, có ngay trong nhân tính, xuất hiện từ nhận thức về nhân phẩm, ở ngoài các quy luật nhân quả chung chung của hoàn cảnh. Vì tự chủ đến từ tư duy của con người biết dựa trên nhân luận được hỗ trợ bởi đạo lý và đạo đức của nhân đạo, tức là không phải chờ mình phải là nạn nhân của bạo quyền rồi mới đấu tranh cho tự do của mình.
TỰ CHỦ BIẾT NỘI LỰC CỦA LUÂN LÝ
Tự chủ trong một không gian đạo đức của chung sống trong công bằng và bác ái trong đó tự chủ biết nội lực của luân lý chính là ý thức về trách nhiệm và bổn phận; sung lực của đạo lý chính là ý thức về các hành tác hay, đẹp, tốt, lành; hùng lực của đạo đức chính là ý thức về nhân phẩm để bảo vệ nhân tính. Hãy bắt đầu bằng trực quan của tri thức, tức là bằng thấy-hiểu-thấu-nhận, với tự chủ hiểu cái tốt để làm ra cái tốt cho mình và cho đồng bào, đồng loại. Với tự chủ phải thấu cái đức để tiếp nhận hệ luận (lý luận, lập luận, diễn luận, giải luận). Với tự chủ phải tiếp thâu cái lý để đón tiếp hệ thức (kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức).
TỰ DO VÌ NHÂN PHẨM
Tự do vì nhân phẩm rất cụ thể vì tự do này biết đứng lên để tự tin đứng cạnh tất cả các nạn nhân của bất công, của độc tài, của tham nhũng… đứng về phía đồng bào và đồng loại đang khổ đau trong một chế độ lấy bạo quyền, dùng bạo lực để hằng ngày bạo hành đồng bào mình. Từ đây chuyển biến não bộ để chuyển hóa não trạng bằng cách nhận ra tự do đứng lên để tự tin đứng cạnh tất cả các phụ lão, các trẻ thơ, các người tàn tật, các phụ nữ… hằng ngày là nạn nhân của một chế độ bỏ quên không những an sinh xã hội mà cả an toàn xã hội để bảo vệ kẻ yếu thế, kẻ mang tàn tật…. Tự do đứng cạnh tất cả các phong trào đấu tranh liêm chính vì dân chủ, vì nhân quyền để bảo vệ cá nhân, gia đình, tập thể, cộng đồng, dân tộc, ít nhất là bắt buộc bạo quyền phải tôn trọng các quyền đã được ghi trong hiến pháp.
NHÂN CÁCH BẤT KHUẤT CỦA DÂN TỘC
Tự do đứng cạnh các tù nhân lương tâm hoàn toàn vô tội đang trong vòng lao lý vừa vô nhân đạo, vừa vô nhân tính của bạo quyền vừa đang vùi dập nhân cách bất khuất của dân tộc, đang tha hóa phẩm chất của Việt tộc. Phải khẳng định tự do vì nhân quyền bằng não bộ trong sáng, bằng não trạng tích cực để đứng cạnh tất cả dân đen trong cảnh đầu đường xó chợ và dân oan trong cảnh màn trời chiếu đất, mất đất, mất nhà nạn nhân của các lãnh đạo ma đất đã cấu kết với bạn các nhà thầu ma xây cất, đang khổ nhục hóa các nạn nhân này ngay trên mảnh đất của họ.
TỰ DO VÌ NHÂN QUYỀN
Tự do đứng cạnh các phong trào yêu nước đang đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, từ biển đảo tới đất liền, từ môi trường tới môi sinh, đang bị tiêu hủy hằng ngày bởi Tàu họa, thông đồng với các lãnh đạo đang bán nước. Tự do vì nhân quyền để đứng cạnh cho đa nguyên mở cửa cho đa tài, đa năng, đa hiệu, để chống độc tài, độc trị, độc quyền qua độc đảng, từ đó tạo dựng lên khối đại đoàn kết trong đa dạng tư duy, đa thể lý luận, có đa lực tiếp nhận văn minh của nhân loại. Tự do vì nhân quyền để cận kề với quyết tâm giải phóng chính mình qua hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) cùng lúc giải phóng gia đình, thân tộc, tập thể, cộng đồng, dân tộc mình ra khỏi nhà tù ngu dân của độc đảng.
TỰ DO Ý THỨC, TỰ TIN NHẬN THỨC
Tự do đẩy cửa, đạp tường, phá rào, đập tan nhà tù của một chế độ sống nhờ công an trị, đã cai trị rồi vùi dập lương tri của Việt tộc chỉ muốn sống là một dân tộc tốt. Tự do vì nhân quyền chính là tự do ý thức, tự tin nhận thức tức là mỗi lần chứng kiến thực trạng của độc đảng sinh ra độc quyền, để tham quyền đẻ ra tham nhũng trong toàn bộ lãnh đạo chối từ đối thoại để đối luận với trí thức là chúng ta thấy Nhân luận của chính chúng ta bị thiêu hủy. Tự do ý thức, tự tin nhận thức tức là mỗi lần chứng kiến bi kịch của cả dân tộc đang bị bần cùng hóa, cả một xã hội đang bị đồi trụy hóa, cả một đất nước đang bị đe dọa xâm lược bởi Tàu tặc là chúng ta thấy nhân quyền của chính chúng ta bị bức tử.
NỘI CHẤT CỦA NHÂN CÁCH, BẢN CHẤT CỦA NHÂN VỊ.
Một dân tộc muốn thành công thì phải có sáng kiến thường nhật, sáng tác thường xuyên, sáng tạo thường trực, thì phải biết thu ngắn thời gian nhậu nhẹt, tán gẫu, la cà trong các tiệm ăn tới các quán cà phê. Vì đây cũng là câu chuyện hiệu quả làm ra từ hiệu năng, tạo nên hiệu xuất tại các quốc gia có khoa học kỹ thuật tiên tiến đã làm nền cho văn minh dân chủ, cho văn hiến nhân quyền. Nếu bữa ăn trưa ê a quá dài, bữa ăn tối ú ớ không dứt, nếu trà dư tửu hậu triền miên dẫn tới ăn tục nói phét bất tận thì đừng nên nói về sáng kiến thường nhật, sáng tác thường xuyên, sáng tạo thường trực. Đừng la cà để tán gẫu là: «người Việt giỏi», «người Việt thông minh», «người Việt thành công»…. Đừng nói liều để phải mang tiếng là nói dóc, nói xạo, nói điêu, nói ngoa…. Vì không có người giỏi nếu người đó không biết «thức khuya dậy sớm», không có người thông minh nếu người đó không biết «dãi nắng dầm mưa», không có người người thành công nếu người đó không biết «một nắng hai sương». Một công hai việc, phải nói rõ hơn nữa là bọn tham quan để tham ô, bọn trọc phú nhờ tham nhũng, hai bọn này hoàn toàn không chỗ đứng, ghế ngồi cạnh các chủ thể biết «thức khuya dậy sớm», «dãi nắng dầm mưa», «một nắng hai sương»! Vì sáng kiến thường nhật, sáng tác thường xuyên, sáng tạo thường trực trong câu chuyện hiệu quả làm ra từ hiệu năng, tạo nên hiệu suất là câu chuyện vừa mang nội chất của nhân cách, vừa mang bản chất của nhân vị.

TIẾN BỘ TRƯỜNG KỲ NHÂN SINH
Khi quan sát các châu lục có kinh nghiệm dân chủ, khi so sánh giữa các quốc gia có thực thể dân chủ, thì các chuyên gia nhận ra một thành phần sống nhờ khai thác các trợ cấp xã hội, mà các chuyên gia gọi họ là “sống để xin”, biến phản xạ “ngửa tay xin tiền” thành phản ứng thường trực là “cúi đầu đi xin”. Khi các chủ thể dân chủ có chính quyền mới, có chính phủ mới với quyết sách mới tích cực tham gia vì tiến bộ trường kỳ nhân sinh thì phải có một giáo dục cấp tiến, trong một giáo khoa dấn thân có giáo trình đạo đức với giáo án chỉnh lý mà giáo huấn rồi giáo dưỡng đám người “sống để xin”, “ngửa tay xin tiền”, “cúi đầu đi xin” ra khỏi nhân kiếp “ăn bám” của chính họ.
SỰ CHUYỂN HÓA TỰ NHIÊN
Sự chuyển hóa tự nhiên, nơi mà tất cả sinh vật, đều được hoặc chịu sự chuyển hóa tự nhiên, hàng ngày, tất cả đều phải chịu sự chuyển hóa qua thời gian và không gian. Chân lý của định đề sinh, lão, bịnh, tử khi được hiểu đúng rồi, thì mỗi chủ thể phải thấy cho thấu là cuộc đời của mình rất ngắn ngủi, và ta phải làm gì cho cuộc sống của mình có ý nghĩa, để có một nhân sinh đầy giá trị. Một câu hỏi được thi sĩ Vũ Hoàng Chương mô hình hóa bằng thi luận: “Ta làm chi đời ta?”, đây là thượng nguồn của quy trình sáng tác, sáng chế, sáng lập, cụ thể là đang sinh sống tức là đang sáng chế, tức là đang chủ động chuyển hóa.
SỰ PHẢN CHUYỂN HÓA CỦA QUÁ KHỨ
Sự phản chuyển hóa của quá khứ, không ai thay đổi được quá khứ, ký ức, lịch sử, vì ta không thể thay đổi những gì đã xẩy ra: bạo quyền công an trị đã giết người, tà quyền tham nhũng trị đã cướp của, ma quyền tham tiền trị đã phá nhà, cướp đất… biến dân chúng, dân lành thành dân đen, dân oan… Chúng ta không thay đổi được quá khứ của chế độ vô học trị đã ngu dân hóa dân tộc, của ý thức hệ bạo lực trị đã gây bao lầm than cho Việt tộc. Nhưng chúng ta phải học bài học của lịch sử để tái tạo lịch sử tương lai bằng cách nhân tính hóa lịch sử, là làm ngược lại, cụ thể thay bạo quyền bằng nhân quyền, thay ngu dân trị bằng tri thức trị.

Giải Luận: Dân Tộc (P3)

Lê Hữu Khóa
Giáo sư Đại học* Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới. Các công trình nghiên cứu việt nam học của Lê Hữu Khóa có thể tham khảo qua facebook VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa).

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s