Tổng Thống và Tôn Giáo

Bạn thân

Ai cũng biết nước Mỹ phân biệt giáo quyền và chính quyền vì bài học xung đột của Âu Châu giữa Giáo Hoàng và các vua chúa. Trong khi Hiến Pháp Mỹ ghi nhận sự bình đẳng giữa các tôn giáo thì mọi người đều hiểu rằng tôn giáo là sự chọn lựa của mỗi cá nhân.

Vậy thì khi một cá nhân nắm chức vụ công quyền (Tổng Thống) để phục vụ nhân dân sẽ khác với một linh mục giữ vai trò truyền giáo trong xã hội. Nếu vị Tổng Thống không thể trừng phạt người dân vì đã không bỏ phiếu cho ông ta thì vị linh mục cũng không thể trù ẻo người không có niềm tin nơi tôn giáo ông rao truyền.

Khi tranh cử thì các ứng cử viên đưa ra chương trình sẽ thực hiện cho quốc gia, dân tộc, xã hội … chứ không kêu gọi “hãy bỏ phiếu cho tôi vì tôi sẽ làm theo ý Đức XYZ của tôn giáo ABC…”

Các vị lãnh đạo tôn giáo trong mùa bầu cử có thể kêu gọi tín đồ hãy bỏ phiếu cho gà nhà vì đức tin chung nhưng cử tri đi bầu để chọn lãnh đạo đất nước vì các vấn đề kinh tế, chính trị, y tế, giáo dục, an ninh… chứ không phải chỉ vì cùng tôn giáo. Mà nếu tín đồ không làm theo ý của các vị lãnh đạo tôn giáo thì ai biết mà trừng phạt?

Nếu đã không trừng phạt tín đồ thì cho dù tín đồ là người giàu hay nghèo, sang hay hèn thì cũng như nhau. Cớ sao lãnh đạo tôn giáo đòi trừng phạt kẻ làm tổng thống chỉ vì không theo ý…thượng đế? Mà thực sự thượng đế có nói như vậy không hay chỉ là ý cá nhân của các vị lãnh đạo tôn giáo muốn tái lập uy quyền của thời xa xưa mà ngày nay đang suy tàn.

Nếu chế độ dân chủ cho phép các tôn giáo hoạt động thì cớ sao các tôn giáo lại tìm cách phá hoại nền dân chủ?

Thử hỏi nếu mỗi tổng thống có tôn giáo khác nhau thì mỗi lần thay đổi lãnh đạo chính trị thì tôn giáo của tổng thống sẽ ăn trùm cả nước hay sao?

Thông thường các tôn giáo kêu gọi con người sống hòa bình, thương yêu nhau… nhưng tại Mỹ là nơi có nhiều tôn giáo nhất, được luật pháp quy định, yểm trợ… nhưng lại là nơi con người tha hóa nhất, giết người nhiều nhất, hàng ngày, hàng loạt… Vậy phải chăng vai trò của tôn giáo đã thất bại? Chỉ vì các vị lãnh đạo tôn giáo đi làm chính trị?

Người dân VNCH đã học bài học về tôn giáo của thời kỳ 1963. Có lẽ bây giờ cũng rút ra bài học lịch sử nhưng chẳng nên nói ra vì các thành phần quá khích vẫn còn cho dù đã 80, 90 tuổi. Tại sao không nói ra? Chỉ vì kẻ mù quáng đã mù quáng từ lúc trẻ thì già làm sao thay đổi? Còn lớp hậu sinh nếu không tìm ra sự thật của quá khứ thì sẽ học trên trường đời sau này.

Nếu vị lãnh đạo tối cao của tôn giáo không lên tiếng thì tại sao các lãnh chúa địa phương lại tiếm quyền trừng phạt tín đồ?

Mà nếu tín đồ không nhìn ra sự giả dối của các vị lãnh chúa địa phương núp dưới danh nghĩa tôn giáo thì sự thối nát của tôn giáo là tự phát chứ chẳng vì chính quyền đàn áp hay vì bất công của nền dân chủ.

Chúng ta đã chứng kiến nền dân chủ Mỹ đã bị tấn công tới tấp bởi những kẻ gian lận bầu cử không xong nay quay sang phá hoại hệ thống bầu cử. Sự băng hoại tinh thần phát xuất từ sự suy thoái đạo đức của tôn giáo. Cái đạo đức giả của các vị lãnh đạo tôn giáo hay chính trị đều phát xuất từ con người. Đời sống của con người là sự giáo dục. Nếu không tự giáo dục bản thân mà chỉ đi nghe theo người khác nói thì còn gì là tự do, dân chủ nữa.

Trong hệ thống chính trị chúng ta đã có bài học về Trump, may là chúng ta có 4 năm để chọn lựa người lãnh đạo khác. Nhưng trong hệ thống tôn giáo thì khác xa. Làm sao có thể thay thế vị lãnh đạo đã được coi là thay thế thượng đế hay vị sáng lập để dẫn dắt nhân loại.

Làm sao có thể giáo dục con người khi họ đã đặt niềm tin tuyệt đối vào vị lãnh đạo tôn giáo?

Nhìn ra sự sai lầm của lãnh đạo chính trị đã khó. Nhìn ra sự sai lầm của lãnh đạo tôn giáo còn khó ngàn lần hơn.

Lãnh đạo chính trị có thể sai lầm và nhà lãnh đạo tôn giáo có thể phê bình, chỉ trích vì ông ta đại diện cho đạo đức, lương thiện, lòng bác ái, nhân đạo… Nhưng nếu chẳng may ông ta sai lầm thì ai sửa sai ông ta?

Có một quốc gia Trung Đông chọn lãnh đạo tôn giáo là “lãnh đạo tối cao” (Supreme leader) và cả nước đi ăn mày.

Dường như tôn giáo ở Mỹ cũng muốn được như vậy. Bạn nghĩ sao?

Trần Công Lân

Tháng 6 năm 2021 (Việt lịch 4900)

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s