Lý Trí Tù Nhân Lương Tâm Việt Tộc (P2)

Tù nhân lương tâm: đối thủ của bạo quyền?

Phạm Đoan Trang chính là biểu tượng của lương tâm trong một chế độ bất lương, đã khủng bố, truy lùng các chủ thể yêu tự do, trọng dân chủ, quý nhân quyền; một chế độ đã biến xã hội là một nhà tù khổng lồ với bạo quyền lãnh đạo độc đảng có quyền sinh sát công dân Việt, ma quyền công an có quyền truy sát các chủ thể đấu tranh vì công bằng, tự do, dân chủ, nhân quyền. Đó chính là cuộc đời của Phạm Đoan Trang phải luôn dời chỗ ở, luôn tránh thoát các khủng bố, bắt bớ của bạo quyền và ma quyền này. Và trong điều kiện phải sống như vô hình ngay trên đất nước của mình đang bị quản thúc bởi âm binh, thì Phạm Đoan Trang luôn có một hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) sáng ngời. Chủ thể này hoạt động không ngưng nghỉ từ báo chí tới mạng xã hội, đúng nghĩa chủ thể của trách nhiệm với đất nước, của bổn phận với đồng bào. Phạm Đoan Trang còn là chủ thể của sáng tạo các đường lối đấu tranh, của tri thức nhìn xa trông rộng trước hiện tình của đất nước, với các tư duy sáng suốt mang lại những phương pháp cụ thể trong đấu tranh chính trị, xã hội, truyền thông… Phạm Đoan Trang đã là tác giả của ba tác phẩm:

Chính Trị Bình Dân, giải thích cách sử dụng từ hiến pháp tới luật pháp trong công cuộc đấu tranh vì dân chủ, với văn phong rành mạch giúp mọi công dân có ý thức rõ về quyền lợi và bổn phận của mình.

Phản Kháng Phi Bạo Lực, phân tích phương pháp đấu tranh bất bạo động làm nên chính nghĩa cốt lõi của mọi công dân yêu tự do, quý dân chủ, trọng nhân quyền.

Cẩm Nang Nuôi Tù, hướng dẫn các công dân, từ gia đình tới bạn bè các cách tiếp cận với một hệ thống tà quyền bằng man trá, lấy bịp bợm làm phản xạ định chế tới cơ chế của loại nhà tù mà ai đã qua đều xem là địa ngục trần gian.

Hành động vì lương tâm và hành tác vì lương tri của Phạm Đoan Trang được các hội đoàn và quốc gia yêu dân chủ, trọng nhân quyền biết rõ. Từ Hội Ân Xá Quốc Tế tới Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các chính phủ dân chủ và hội đoàn vì nhân quyền từ Âu Châu tới Bắc Mỹ đều xem Phạm Đoan Trang là biểu tượng của lòng khao khát công bằng, tự do, dân chủ cho Việt Nam. Và năm 2019 này, họ đã trao giải thưởng cho chị, mà Đức quốc đứng ra tổ chức, một đất nước thấy, hiểu, thấu rất rõ cái thiếu công bằng, cái vắng tự do, cái mất dân chủ của Việt tộc hiện nay đang bất hạnh dưới bạo quyền bất lương. Khi vận dụng các phương pháp luận của khoa học xã hội và nhân văn, nhất là triết học, chính trị học, xã hội học, tri thức học… thì hành động xã hội của Phạm Đoan Trang là sung lực đã đưa hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) mạch lạc để chế tác ra hệ sáng: sáng kiến bằng đấu tranh, sáng tạo bằng hành động, sáng tác bằng kinh nghiệm. Đây là định nghĩa mà xã hội học tặng cho các cá nhân có cá tính như Phạm Đoan Trang: chủ thể của thay đời đổi kiếp theo hướng thăng hoa!

Tù nhân lương tâm: tử thù của tà quyền?

Khi điều tra thực địa xã hội học về các tù nhân lương tâm kết thúc với các sự thật từ định lượng tới định chất, thì phân loại hóa các nhóm tù nhân lương tâm để phân tích:

– Động cơ tranh đấu của các tù nhân lương tâm: nguyên nhân, lý do làm lên động lực của dấn thân vì đời, vì người.

– Phương pháp đấu tranh cụ thể trong môi trường xã hội cụ thể, địa phương hay toàn quốc, chính trị hay môi trường, luật pháp hay xã hội…

Khi có phân tích về hai chỉ báo này, thì phân loại hóa phải giải thích tiếp sự tương đồng và khác biệt giữa các tù nhân lương tâm, trong đó đồng thuận trên các tiêu chí và phạm trù đấu tranh sẽ giúp chúng ta tìm tới mẫu số chung giữa các tù nhân lương tâm, đây chính là sự đồng thuận như một định đề giải luận để định vị về động cơ tranh đấu cũng như phương pháp đấu tranh của các tù nhân lương tâm:

  • Đồng thuận xã hội: đấu tranh cho tự do, công bằng, bác ái.
  • Đồng thuận chính trị: đấu tranh cho dân chủ, đa nguyên, nhân quyền.
  • Đồng thuận đạo lý: đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tham quyền.
  • Đồng thuận giáo lý: đấu tranh cho giáo dục, giáo khoa, giáo án.
  • Đồng thuận tín ngưỡng: đấu tranh vì tự do tôn giáo, tín ngưỡng, niềm tin.
  • Đồng thuận cộng đồng: đấu tranh vì môi trường, môi sinh, thiên nhiên…

Chính các đồng thuận này làm nên nội công đạo lý và luân lý các tù nhân lương tâm:

  • Nội lực của lương thiện
  • Sung lực của lương tâm
  • Hùng lực của lương tri

Các tù nhân lương tâm không xem ai là tử thù, vì họ không xem ai là đối thủ của họ, họ không dùng con người làm đối phương, và trong nhận định cũng như trong định luận của họ thì:

  • tử thù của các tù nhân lương tâm là hành vi phản dân hại nước, buôn dân bán nước, mại quốc cầu vinh.
  • đối thủ của các tù nhân lương tâm là hành động của tà quyền tham quan vì tham quyền để tham nhũng.
  • đối phương của các tù nhân lương tâm là thái độ mang voi dày mả tổ, rồi cõng rắn cắn gà nhà, trong bối cảnh thừa nước đục thả câu, với bất công của ma quyền là cốc mò cò ăn.

Các tù nhân lương tâm thẳng lưng vì đạo lý hay, đẹp, tốt, lành, thẳng bước vì luân lý có trách nhiệm với đất nước, có bổn phận với đồng bào, nên họ không có tử thù!

Tù nhân lương tâm: tử lộ của ma quyền?

Chính trị học nhận thức khi nghiên cứu về các chủ thể đấu tranh, đơn phương độc mã chống lại bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền, thì thường xuyên xem xét kỹ lưỡng vốn tri thức có trong vốn chính trị của mỗi chủ thể, vốn xã hội trong vốn kinh nghiệm của mỗi cá thể. Các vốn sau đây được nhận ra trong lý lịch, trong hồ sơ, có ngay trong chân dung của các tù nhân lương tâm của Việt Nam: vốn lương thiện chống bất bình đẳng; vốn lương tâm chống bất công; vốn lương tri chống bất tài.

Ba vốn này của hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) vốn nguồn để vạch mặt chỉ tên bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền, nhưng nó chưa đủ để làm hành trang vững bền trong công cuộc đấu tranh trường kỳ. Vì bạo quyền sẽ dùng bạo lực, tà quyền sẽ dùng tà lực, ma quyền sẽ dùng ma lực không những qua tuyên truyền, tuyên giáo, mà bọn này còn biết dùng vu khống, vu cáo, vu họa để làm tổn thương thanh danh rồi tìm mọi cách để truy diệt các chủ thể của hệ lương này. Ở đây, xuất hiện một vốn gốc của hệ thức:

  • Lấy kiến thức chống tuyên truyền
  • Lấy tri thức chống ngu dân
  • Lấy trí thức chống độc tài
  • Lấy ý thức chống độc tôn
  • Lấy nhận thức chống độc quyền
  • Lấy tỉnh thức chống độc trị.

Chính hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) giúp các chủ thể đấu tranh tiếp cận sự thật để chống bưng bít, chân lý để chống bịp bợm, lẽ phải để chống man trá của bọn bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền, từ đây xuất hiện một vốn cội của hệ thông:

  • Sử dụng thông minh để xóa độc đoán của bạo quyền lãnh đạo
  • Vận dụng thông thái để xua độc hại của tà quyền tham quan
  • Tận dụng thông thạo để loạt độc tham của ma quyền tham tiền.

Từ vốn cội của hệ thông các chủ thể đấu tranh cho tự do, công bằng, bác ái bằng con đường của dân chủ, nhân quyền, đa nguyên, sẽ cho xuất hiện một vốn rễ của hệ sáng:

  • Dùng sáng kiến để lập hành trình đưa dân tộc, đất nước ra khỏi bạo quyền.
  • Dùng sáng tạo để lập hành trang đưa đồng bào, đồng loại ra khỏi tà quyền.
  • Dùng sáng lập ra các phong trào xã hội đưa nhân quần ra khỏi ma quyền.

Tất cả những vốn vừa được liệt kê trong chính trị học nhận thức cũng chính là các tín hiệu, các chỉ báo để đưa ma quyền vào tử lộ!

Tù nhân lương tâm: đối phương của độc quyền?

Khi tổng hợp hai vốn làm nên nội công và bản lĩnh của các tù nhân lương tâm:

  • vốn tri thức có trong vốn chính trị
  • vốn xã hội trong vốn kinh nghiệm

Chính trị học nhận thức và xã hội học chính trị nhận ra hai vốn này có nguồn, gốc, cội, rễ, đã hiện diện trong nội lực làm nên sung lực để dấn thân, rồi hùng lực trong đấu tranh của các tù nhân lương tâm:

  • vốn nguồn của hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri).
  • vốn gốc của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức).
  • vốn cội của hệ thông (thông minh, thông thái, thông thạo).
  • vốn rễ của hệ sáng (sáng kiến, sáng tạo, sáng lập).

Các phân tích này không hề trừu tượng, các giải thích trên không hề mơ hồ, chúng có trong lý lịch, hồ sơ làm nên chân dung của các tù nhân lương tâm:

  • Trần Huỳnh Duy Thức đã đề nghị một chương trình xây dựng kinh tế, xã hội cho tương lai của Việt Nam.
  • Lê Công Định đã đề nghị và soạn ra một hiến pháp mới công bằng hơn, tự do hơn cho dân tộc Việt.

Ngay như những chủ thể không có học thức cao, nhưng họ có sự tỉnh thức rất rộng, nhờ có nhận thức rất sâu về bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền:

  • Cấn Thị Thêu, lấy vốn xã hội trong vốn kinh nghiệm của đấu tranh vì dân oan tại Dương Nội để xây dựng vốn tri thức làm vốn chính trị mà đấu tranh rộng ra toàn xã hội dân sự.
  • Trần Thị Nga, lấy vốn xã hộinghề nghiệp trong vốn kinh nghiệm của kiếp lao nô, nạn nhân của bọn môi giới xuất khẩu lao động để gầy dựng vốn tri thức mà chế tác ra vốn chính trị để đấu tranh vì môi trường, vì dân oan.
  • Hà Thục Vi, vận dụng vốn tri thức làm vốn chính trị để bồi đắp vốn cội của hệ thông (thông minh, thông thái, thông thạo) để đấu tranh trực diện với bạo quyền trung ương, tà quyền quan lại địa phương, ma quyền tham tiền.

Các điều tra của xã hội học chính, các khảo sát chính trị học nhận thức cũng không quên những chủ thể của thông tin, truyền thông, báo chí, đó là các nhà báo, ký giả, mà trường hợp của Pham Đoan Trang là tiêu biểu. Chủ thể này không những đã được tổng kết cả hai vốn: vốn tri thức có trong vốn chính trị vốn xã hội trong vốn kinh nghiệm để đưa vào tổng hợp của bốn vốn nguồn, gốc, cội, rễ: lương, thức, thông, sáng, rồi hướng dẫn quần chúng đấu tranh bằng những tác phẩm của mình như những cẩm nang để đánh thức lương tâm!

Tù nhân lương tâm: đối trọng của độc trị?

Khi chính trị học nhận thức và xã hội học chính trị đi tìm sự thật về dấn thân, chân lý về đấu tranh làm nên lẽ phải trong lương tri của các tù nhân lương tâm, thì từ nghiên cứu tới khảo sát, từ điều tra tới điền dã, kết quả thực địa cho xuất hiện hệ đối:

  • Đối kháng, chống bạo quyền độc đảng, tà quyền độc tôn, ma quyền độc trị đang trùm phủ lên toàn xã hội, lên trọn số phận của Việt tộc.
  • Đối trọng, chống bất công trong xã hội, bất tài trong quản lý, bất nhân trong đạo lý, đã tạo ra đói nghèo trong dân chúng, lầm than trong xã hội.
  • Đối lực, chống tham quan đang tham quyền để tham ô qua tham nhũng, làm nên tà lộ từ sâu dân mọt nước tới buôn dân bán nước.
  • Đối diện, để trực diện mà chống mọi nguồn gốc của ngu dân, mà tội phạm là tuyên giáo nắm tuyên truyền, gây bao độc hại từ độc đoán của độc đảng.
  • Đối đầu, để đấu trí chống bạo quyền là chống chế độ công an trị, chống tà quyền là chống bọn vi hiến và phạm pháp, tội phạm và tội đồ của Việt tộc.

Khi lương tâm có gốc là lương thiện biết gầy dựng lên lương tri để chế tác ra đối (đối kháng, đối trọng, đối lực, đối diện, đối đầu), thì chính trị học nhận thức và xã hội học chính trị đã nhận diện được hệ hành của các tù nhân lương tâm:

  • Hành trang, luôn mang theo bốn vốn: lương, thức, thông, sáng, để vừa đấu tranh trực diện, vừa đấu tranh lâu dài với bạo quyền độc đảng, tà quyền độc tôn, ma quyền độc trị.
  • Hành trình, vừa có khó khăn qua lửa thử vàng, gian nan thử sức, vừa của thử thách bằng đầu sóng ngọn gió, trong thăng trầm với sóng cao nhưng vững tay chèo. Thậm chí có ngục tù, tra tấn, có cả truy diệt, thủ tiêu.
  • Hành vi, vừa có kiên cường của sống lâu mới biết lòng người có nhân, vừa có đạo lý của tổ tiên, của dân tộc trong sống có nhân mười phần không khó, nơi mà cái khó không bó được cái khôn của các tù nhân lương tâm.
  • Hành động, từ đề nghị vì tự do để có công bằng và bác ái tới quyết định dấn thân vì dân chủ và nhân quyền trong đa nguyên: hành động của đạo lý.
  • Hành tác, mang hành động của đạo lý hay, đẹp, tốt, lành tới quần chúng và xã hội để đánh thức mọi người, đây là hành tác của bổn phận trước đồng bào, trách nhiệm trước đất nước để làm nên luân lý yêu nước thương nòi như quý nhân sinh, trọng nhân tâm.

Tại đây, khi chính trị học nhận thức và xã hội học chính trị nhận ra sự thật về dấn thân, chân lý về đấu tranh đã làm nên lẽ phải trong lương tri của các tù nhân lương tâm, thì sự thật-chân lý-lẽ phải đã được cõng, bồng, bế, ẵm bởi hệ kháng và hệ hành của các tù nhân lương tâm.

GS Lê Hữu Khóa

Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie *Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á *Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO–Liên Hiệp Quốc *Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới. Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s