Truyền Thông Người Việt

Bạn thân

Xin kể bạn một câu chuyện về giới làm truyền thông của người Việt tại Mỹ từ xưa cho đến nay. Thông thường những tờ báo thuộc loại báo chợ, tức là báo phát ra ngoài chợ và người chủ báo là một người duy nhất làm báo để sống thì từ xưa cho đến nay (thời đại mạng), các chủ báo này chôm bài của người khác và đăng trên báo của mình. Người viết không hề được nhận tiền nhuận bút và người viết cũng hoàn toàn không biết là bài viết của mình được đăng trên báo nào đó.

Khi người viết gửi bài thẳng đến các tờ báo (thời chưa có mạng) thì có một số báo liên lạc kêu gọi viết bài riêng cho báo và không được quyền gửi đến các báo khác. Một số cây viết không chấp nhận điều kiện độc quyền và không thèm cộng tác bất cứ tờ báo nào mang cái ý nghĩa độc quyền bài vở. Có nghĩa là bài viết sẽ được gửi các báo, họ đăng hay không là quyền của họ. Lý do những cây viết chọn thái độ này bởi họ muốn những vấn đề họ đưa ra, được nhiều người biết đến chứ không phải chỉ một số độc giả của một tờ báo nào đó.

Thời đại của đầu thế kỷ 21, phương tiện mạng mở rộng và ai cũng có khả năng để mở một blog hoặc một trang mạng cho chính mình. Thường những trang mạng hay blog đó không hề lên tiếng về bản quyền. Có nghĩa là ai đọc thấy thích thì có thể chia sẻ trên blog của mình hay trang mạng của mình, miễn sao ghi rõ tên tác giả, đừng sửa nội dung, và nếu biết đều thì dẫn đường link để giới thiệu trang mạng của tác giả mà mình đã lấy bài đăng trên trang mạng của mình. Vấn đề liên lạc với tác giả để thông báo thì còn tùy trường hợp bởi không dễ có cơ hội liên lạc thẳng với tác giả khi mà bài viết đăng trên một trang mạng nào đó. Nếu có thể liên lạc được thì sẽ thực hiện chuyện đó. Đây chỉ là những người làm truyền thông có trách nhiệm. Đa số thì lấy bài, dẫn đường link là đã là quý lắm rồi, tác giả bài viết chẳng thắc mắc bởi người viết không độc quyền bài vở mà muốn nhiều nơi đăng để có nhiều người đọc.

Đó là lý do tại sao, cùng một bài viết, bạn có thể thấy đăng ở nhiều nơi trên mạng. Chuyện tiền nhuận bút đối với những người viết không chuyên nghiệp thì họ không cần vì họ đã có nguồn kiếm sống riêng. Tuy nhiên, các chủ báo thì lợi dụng chuyện này, lấy bài người viết hay còn gọi là ăn cắp trí tuệ để đăng trên báo bỏ chợ và lấy tiền quảng cáo nhưng không gửi cho người viết dù rằng số tiền tượng trưng một trăm đồng một năm.

Mong bạn hiểu làm truyền thông không chuyên nghiệp mà làm truyền thông với mục đích khai dân trí thì luôn luôn tìm những bài vở có giá trị để đăng trên trang mạng hay trên blog của một cá nhân nào đó. Tác giả bài viết có quyền ghi ở cuối bài “mọi trích dẫn hoặc đăng bài phải có sự đồng ý tác giả”. Làm như thế thì sẽ tránh chuyện bài của mình “bị đăng” mà không thông báo cho mình.

Mong rằng lá thư này cho mọi người thấy cách làm báo của người Việt ngày xưa và thời nay. Nói chung sự ăn cắp trí tuệ nếu để làm chuyện khai dân trí thì còn tha thứ được chứ ăn cắp trí tuệ để làm báo mà sống, chỉ lo cho mình mà không quan tâm đến người viết bài thì xem ra … quá tệ.

Trần Thị Lan Anh

Tháng 2 năm 2019 (Việt Lịch 4898)

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s