Bàn Cờ Mỹ-Trung Cộng 2018

Phải đợi đến khi Tập Cận Bình tuyên bố (với sự chấp thuận của Đại Hội đảng 2017) trở thành nhà lãnh đạo muôn năm (unlimited term) của Trung Hoa với kế hoạch “Một vòng đai, một con đường” (One Belt, One Road)  vươn ra khắp thế giới. Rồi kế hoạch năm 2025 thanh toán các láng giềng một cách lớp lang như lấy đồ trong túi thì bàn cờ đã rõ. Thật khó có thế lực hay bất kỳ quốc gia nào có thể năng cản được tham vọng bành trướng và chinh phục thế giới của Trung Cộng.

Tới lúc đó, Mỹ mới ra đòn: chiến tranh mậu dịch (Trade war).

Chuyện nước Tàu ăn cắp các phát minh khoa học-kỹ thuật của Mỹ thì có từ lâu. Thời kỳ chiến tranh lạnh (cold war) Liên Xô cũng đã ra công ăn cắp các kiểu máy bay chiến đấu, tàu ngầm, hỏa tiễn…của Mỹ nhưng ít khi thành công.

Khi Liên Xô sụp đổ và thay đổi chính trị, Trung Cộng đã theo Đặng Tiểu Bình đã đổi mới kinh tế và giữ vững độc quyền chính trị. Cuộc đấu tranh đòi hỏi dân chủ của sinh viên Hoa Lục đã bị đàn áp dã man tại Thiên An Môn. Từ đó kinh tế Trung Cộng lên vùn vụt gần 10% GDP mỗi năm.

Sau 2 thập niên phát triển kinh tế, Trung Cộng (TC) chuyển qua phát triển quân sự. Cải tổ quân đội, đóng các tàu chiến, tuần duyên, phóng vệ tinh, sản xuất các mặc hàng kỹ thuật tối tân như máy điện toán, điện thoại cá nhân. Giúp Bắc Hàn phát triển vũ khí nguyên tử. Tranh giành hải đảo với Nhật, Phi, VN … đe dọa và cô lập Đài Loan.

Họ Tập đã đưa ra kế hoạch “một vòng đai, một con đường” như một cạm bẫy để gài những nước nhược tiểu vào vòng kềm tỏa của TC qua tài chính. Một mặc tiếp tục ăn cắp các tài liệu kỹ thuật của Hoa Kỳ, đặc biệt là về quân sự và kinh tế.

Ai cũng tự hỏi tại sao Mỹ lại sơ hở như vậy?  Mỹ càng ngày càng mắc nợ (2,000 tỷ) đa số là vay của TC. Mỹ lại để TC tung hoành tại Âu-Á-Phi…

Thủ đoạn của  TC thì người Việt biết rõ. Và khi Navarro, cố vấn mậu dịch của tổng thống Trump đã viết trong cuốn sách “chết bởi Trung Cộng” (Death by China) thì tất cả âm mưu của Tàu đã bị phơi bày với thế giới. Vậy Mỹ phản công ra sao?

Mối bận tâm của Mỹ là Bắc Hàn, có vũ khí nguyên tử hay không? Làm sao ngăn chặn?

Nhưng sau khi họp thượng đỉnh với  Bắc Hàn tại Tân Gia Ba về việc giải giới vũ khí nguyên tử. Mỹ sẵn sàng trả đũa TC.

Thời tổng thống Obama, Mỹ đã đưa ra TPP để dùng kinh tế kềm chế TC,VN, Bắc Hàn nhưng  tổng thống (TT) Trump lên và bỏ rơi TPP. Việc cải tổ thuế của Mỹ đã đặt một số tiền (thay vì đóng thuế) vào tay người dân và các công ty. Sau đó Mỹ đợi cho họ Tập tuyên bố làm “lãnh đạo muôn đời” (no term limit) thì Mỹ mới ra đòn: “chiến tranh mậu dịch”  đánh vào công ty ZTE: phạt 1.8 tỷ mỹ kim vì vi phạm lệnh cấm giao thương với Iran.

Công ty ZTE sản xuất hàng điện tử nhưng lại dùng “chip” sản xuất và cung cấp bởi công ty Mỹ (vì TC không có khả năng chế tạo). Ngay sau đó ZTE tuyên bố ngưng hoạt động 80%. Ngay đó, 24 giờ, TT Trump đảo ngược tình thế , ra lệnh Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cứu ZTE bằng cách đặt sự kiểm soát của Hoa Kỳ trong việc quản lý sự sản xuất của ZTE trong vòng 10 năm.

Cú đánh đầu tiên của Mỹ là 50 tỷ mỹ kim vào hàng TC; sắt và nhôm 16-8-2018. TC đe dọa phản công vào đậu nành của Mỹ.  TT Trump đe dọa sẽ đánh tiếp lần thứ hai với 100 tỷ mỹ kim 18-6-2018. Báo chí TC đe dọa trả đũa, Mỹ lại hứa sẽ tiếp tục lần thứ ba với 200 tỷ mỹ kim. TC đe dọa sẽ không mua dầu hỏa của Mỹ. TT Trump lại đánh tiếp lần thứ tư với  400 tỷ mỹ kim. Tuy chỉ có cú đầu tiên sẽ có tác dụng vào đầu tháng 7, 2018;  nhưng với hứa hẹn như vậy, các công ty TC rơi vào khủng khoảng tâm lý. Thị trường chứng khoán TC tuột dốc thảm hại: Thượng Hải mất 5% , Shezen mất 6% trong một ngày.

Khi TC lợi dụng Mỹ đang thương thuyết với Bắc Hàn, đã đem hỏa tiễn ra các đảo tranh chấp tại biển Đông. Mỹ chụp hình, TC rút hỏa tiễn về rồi vài hôm sau lại đem ra lại.  Mỹ cho tàu chiến vào phạm vi 12 hai lý của đảo và cho B-52 bay qua đảo.

TC cho tàu chiến chạy vòng quanh Đài Loan, tập trận với Hải-Không quân. Sau đó Mỹ cho tàu chiến của Đệ Thất Hạm Đội tăng cường bởi Đệ Tam Hạm Đội chạy vòng quanh Đài Loan và sau đó ra lệnh mở sứ quán Mỹ tại Đài Loan với 1000 nhân viên.  Dĩ nhiên TC phản đối nhưng vô hiệu. Mỹ hứa hẹn sẽ bán F-35 và tàu ngầm cho Đài Loan như lời thách thức việc báo chí TC loan tin sẽ xâm lăng Đài Loan bất cứ lúc nào.

Mỹ sau đó đã kêu gọi Ấn Độ, Anh, Pháp gửi tàu chiến sang biển Đông để kiểm soát  TC.

TC đe dọa sẽ chiếm đóng Phi Luật Tân, đồng thời thăm dò xâm nhập kinh tế của New Guine (gần Úc). Úc lên tiếng cảnh cáo TC nhưng chưa có biện pháp rõ rệt.

Nhìn lại thế cờ, chúng ta thấy Mỹ đợi cho TC bành trướng  “một vòng đai, một con đường” tới 70% và TC đặt họ Tập lên ngôi cai trị vĩnh viễn (nghĩa là không thể trốn chạy bằng cách trao quyền cho người kế vị  khi  hết nhiệm kỳ và như vậy TC có thể thay đổi chính sách). Nhất là sau khi họ Tập tuyên bố kế hoạch 2025 để thanh toán Đài Loan (2020-2025);  rồi các đảo trong biển Đông Hải (2025-2030); vùng đất phía Nam Tây Tạng  (ám chỉ các nước  Sikkim, Nepal, Bhutan: 2035-2040); rồi các đảo giữa Nam Hàn và Nhật Bản  (2040-2045); kế đến  là Ngoại Mông, mặc dù đã độc lập sau khi Liên Xô tan rã, 2045-2050; và cuối cùng là vùng đất biên giới với Nga, mà TC cho rằng Nga đã chiếm bất hợp pháp thời nhà Thanh (2055-2060).

Mỹ không đánh TC bằng quân sự mà bằng kinh tế. Mỹ đã để TC chạy đua võ trang bằng cách chế hàng không mẫu hạm, tàu chiến máy bay tàng hình (stealth jet); xây dựng các thành phố lớn với xa lộ; chế tạo máy báy dân sự, xe hơi…  tất cả nhân lực, vật lực của TC dồn vào kinh tế và quân sự dựa trên con số thu nhập hàng năm. Khi guồng máy kinh tế TC khựng lại vì không còn bán hàng cho Mỹ được hay không còn thặng dư như dự tính thì có nghĩa  “một vòng đai, một con đường” sẽ phải bỏ dở dang. Hay là, guồng máy quân sự sẽ bị phế thải như Liên Xô trước đây.

TT Trump còn hứa hẹn sẽ cấm việc trao đổi kỹ thuật giữa Mỹ -TC  (25-6-2018), việc các công ty kỹ thuật buôn bán với TC, cũng như việc TC mua cổ phần các công ty này. Sự phong tỏa về kỹ thuật có nghĩa TC sẽ không còn cơ hội học hỏi, ăn cắp kỹ thuật của Mỹ để mở các công ty mới.Và như vậy sẽ khiến TC khó phát triển kinh tế trong tương lai. Thí dụ điển hình là kỹ nghệ dùng năng lượng mặt trời (solar energy). Khi TC ăn cắp được lần đầu và mở hãng sản xuất, xuất khẩu khắp nơi.  TC đã tưởng sẽ đứng đầu thế giới về loại năng lượng này. Mỹ, Đức đã ra các mặt hàng mới khiến hàng TC không bán được và cuối cùng chính quyền TC đã bỏ rơi không còn yểm trợ việc sản xuất năng lượng mặt trời nữa.

Hiện nay ngân hàng trung ương của Trung Cộng phải bỏ ra 100  tỷ để yểm trợ các công ty đang gặp khủng khoảng về sản xuất vì đang ở tình trạng tiến thối lưỡng nan vì  tranh chấp thương mại với Mỹ

Ngày 26-6- 2018,  hàng ngàn cựu chiến binh biểu tình phản đối nhà cầm quyền TC tại Zhenjiang, (Jiangsu) và Hubei  về lương bổng và y tế. Hiện nay TC có khoảng 57 triệu cựu chiến binh.

Vấn đề còn lại là TT Trump có còn tại chức cho đến khi TC thay đổi hay TT Mỹ kế vị có tiếp tục theo đuổi chính sách không chế TC như vậy hay không?

Trần Công Lân

26-6-2018 (Việt Lịch 4897)

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s