Khủng Hoảng Dân Chủ

Khi chiến tranh lạnh chấm dứt 1989 với sự sụp đổ của Liên xô và khối Đông Âu, rồi tới sự bộc phát của khoa học kỹ thuật (internet) dẫn tới kinh tế toàn cầu (Global Economic) và trật tự thế giới mới  (New World Order).

Nhưng sự thực diễn tiến theo một hướng khác. Khi Internet phát triển dẫn tới bùng nổ về tin tức mọi mặt: truyền thông, giáo dục, khoa học, y tế, tài chính, nông nghiệp … và con người bị đè bẹp về cả tinh thần lẫn thể chất ngay tại nước tân tiến nhất như Mỹ, Nhật.

1990, khi  cựu Tổng Thống Bush tuyên bố kinh tế toàn cầu (Global Economic) và trật tự thế giới mới  (New World Order) thì luật lệ và qui định chưa sẵn sàng đối phó với những biến chuyển như vậy. Các hiệp ước mậu dịch được ký kết (trade: NAFTA) và các công ty từ các nước phát triển chuyển cơ sở sản xuất sang các nước đang phát triển để tránh thuế, chi phí sản xuất và giá nhân công rẻ mạt. Hậu quả là giới trung lưu bị thiệt hại vì mất các việc làm có lợi tức cao.

1991 và 2003, cuộc chiến tranh tại Trung Đông (Syria, Iraq, Afghanistan) gây khủng khoảng về năng lượng và thị trường chứng khoán mà chỉ có giới thượng lưu có khả năng đầu tư càng trở nên giàu hơn.

Điện thoại cá nhân và các phương tiện chuyển tin (text message, twitter, youtube, facebook) đưa đến bùng nổ tin tức mà các hệ thống và cơ quan truyền thông không thể kiểm chứng và nhà cầm quyền hầu như  không thể ngăn chặn.

Khi cá nhân và tập thể (các công ty, nhà nước) chạy theo lợi nhuận kinh tế. Sự giáo dục, luật pháp  và an toàn  (safety, security) không kịp thích ứng. Con người bị tràn ngập bởi khoa học kỹ thuật tiến quá nhanh,  tin tức quá nhiều, quá phức tạp, luật lệ chồng chất, quá nhiều chi tiết.

Kinh tế phát triển khiến con người đối diện với quá nhiều cám dỗ mà đời sống vẫn chỉ là 24 giờ một ngày. Khi cám dỗ lên cao,  khả năng tự chủ của con người suy yếu vì kiến thức không đủ vững, con người sẵn sàng hy sinh những điều kiện khác (kể cả dân chủ) để đổi lấy một vài ham muốn bản thân.

Khả năng tự chủ của cá nhân suy yếu vì cám dỗ vật chất trong khi sự trưởng thành về kiến thức, tinh thần quá khó khăn. Con người khi đã hưởng thụ xa hoa thường không chấp nhận sự xuống cấp về kinh tế (thí dụ: ăn ngon). Một phía là các nước độc tài chế ngự những ham muốn của con người, cả tốt (dân chủ) lẫn xấu (xa hoa). Một phía khác là các nước tư bản khuyến khích con người làm nhiều hơn, ăn xài nhiều hơn và dĩ nhiên sả rác nhiều hơn. Cả hai phía đều nhân danh con người, phục vụ, bảo vệ con người. Nhưng thực sự con nguời có thoả mãn về đời sống của mình hay không?

Nếu chế độ dân chủ là tốt, lý tưởng thì chúng ta đã thiếu sót những gì?   Chiến tranh là trở ngại lớn nhất. Tài nguyên tiêu hao cho chiến tranh nếu xử dụng cho các mục đích hòa bình thì loài người sẽ thay đổi tới đâu. Phải chăng dân chủ là thả con người sống tự nhiên với những ham muốn hay quy định, điều hòa đời sống con người theo luật chung của xã hội (hiến pháp).

Dân chủ không phải chỉ là thỏa mãn những đòi hỏi của dân chúng trong một nước, một địa phương, một tôn giáo hay một sắc tộc. Dân chủ đòi hỏi theo trách nhiệm. Trách nhiệm của cử tri (người bỏ phiếu) với người đại diện dân cử (dân biểu, nghị sĩ), người đòi hỏi với người thực hiện. Dân chủ không thể chỉ vì quyền lợi dân tộc, đất nước mà gây thiệt hại cho người khác, nước khác vì nó sẽ dần đến chiến tranh. Và chiến tranh, cho dù sẽ có kẻ thắng người thua, thì chẳng bao giờ đem lại hòa bình thế giới khi hận thù còn tiếp diễn.

Hoa kỳ là nước tự hào có nền dân chủ rộng rãi nhất thế giới nhưng sự lũng đoạn của giới tư bản (nhà giàu) và chính trị gia trên mặt kinh tế và nhân quyền: vì chú trọng đến lợi nhuận của các công ty lớn, chính quyền Mỹ đã bỏ rơi những cam kết ủng hộ nhân quyền trên thế giới, nhất là tại các nước độc tài, chậm tiến. Việc sử dụng nhân quyền như ngọn đèn giao thông, lúc mở, lúc tắt đã làm các nước nhỏ trên thế giới mất tin tưởng về việc xây dựng và duy trì dân chủ. Đó là lý do tại sao những nước như Thổ, Venuzuela … rơi dần vào độc tài. Cũng như một số nước Phi Châu, các nhà lãnh đạo dân cử sau nhiệm kỳ đầu tiên đã từ từ ngã dần theo đường lối độc tài vì các hệ thống dân chủ trong và ngoài nước không được kiện toàn.

Tìm hiểu vì sao dân chủ suy thoái phải nhìn vào giáo dục của con người. Khi người dân còn chịu ảnh huởng của ý thức hệ chính trị, tôn giáo, giai cấp xã hội hay những ham muốn, sợ hãi bản thân thì ý thức trách nhiệm về con người và xã hội không được phát triển.

Dân chủ như tại các nước Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch) hay Nhật, bất kể đến thể chế chính trị, đã có nền dân chủ vững chắc nhưng đã không áp chế hay gây ảnh hưởng ra ngoài thế giới. Ai cũng mong muốn dân chủ nhưng nó không thể đến từ bên ngoài mà chỉ đến từ bên trong bản thân của mỗi người. Khi một cá nhân nói rằng không quan tâm đến (hay ghét) chính trị thì họ đã từ bỏ quyền công dân và âm thầm đồng ý cho áp bức, bất công và độc tài trổi dậy ngay nơi họ sống và khắp nơi trên thế giới.

Khủng khoảng dân chủ trong một nước xảy ra khi Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp và báo chí (truyền thông) không thực hiện hay vượt quá phạm vi quy định. Người có trách nhiệm ý thức về những hoạt động của những ai thi hành một trong tứ quyền phân lập kể trên. Ngay cả những người trong cuộc cũng phải ý thức khi cần lên tiếng (blow whistle) cho dù bị đe dọa mất việc làm hay có thể bị tù. Dân chủ không phải chỉ vì ích lợi của một cộng đồng, tập thể mà còn có giá trị quốc tế. Khi thế giới còn những quốc gia độc tài hay còn đàn áp dân chủ (chủ nghĩa quốc gia, phân biệt chủng tộc, tôn giáo …) thì hiểm họa chiến tranh giữa các nước vẫn còn.

Dân chủ đến từ ý thức tự giác (tự hiểu biết) trong mỗi cá nhân: khi bạn muốn ăn ngon, muốn tiêu xài hay sử dụng (những gì nhiều hơn, cao hơn) nhu cầu thiết yếu thực sự của bản thân (thí dụ: iphone, smartphone có thực cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới ? Một người với hai chiếc xe). Những sự mất quân bằng (tâm lý) bản thân tạo nên những cơ cấu, hiện tượng trong xã hội: những đại công ty thành công vì có những sản phẩm thu hút thị hiếu quần chúng. Và những nhà đầu tư (đại tư bản) dùng thế lực của họ khuynh đảo hệ thống chính trị, từ đó dân chủ suy thoái.

Khi nói đến dân chủ phải chăng chúng ta muốn nói đến công bằng xã hội? Công bằng xã hội không thể có khi chúng ta không chú ý đến kẻ khác, và nếu chúng ta không hòa giải với người trong cùng một nước thì có rất ít hy vọng hòa giải trong thế giới loài người. Và hiểm họa chiến tranh hủy diệt một quốc gia hay toàn cầu vẫn còn đó.

Gạt bỏ chế độ, chính quyền, nhà lãnh đạo, tôn giáo, quyền lợi kinh tế … hãy thử hỏi bất cứ cá nhân nào, sống bất cứ nơi nào trên thế giới về một triển vọng sống trong một thế giới hòa bình thì có lẽ ai cũng đồng ý. Nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa thực hiện được? Phải chăng một trong những chặng đường đi qua:  chế độ, chính quyền, nhà lãnh đạo, tôn giáo, quyền lợi kinh tế … đã bị lũng đoạn?  Phải chăng con người chưa ý thức về nhân quyền? Khi nhân quyền được ban phát định nghĩa bởi nhà cầm quyền chứ không đến từ người dân và nó không vượt lên trên chủng tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, giáo dục, kinh tế … thì tranh chấp, đấu tranh vẫn còn và hòa bình không bao giờ có.

Dân chủ không suy thoái khi cấu trúc dân chủ đã rõ ràng. Vấn đề là ở con người, ở mỗi cá nhân chúng ta góp phần xây dựng dân chủ như thế nào.

Trần Công Lân

Ngày 06 tháng 8, 2017

VA

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s