Ghi Chú NL : Đây là phần II trong quyển sách Triệt Luật của giáo sư Lê Hữu Khóa. Để tiện dịp cho độc giả theo dõi trong phạm vi thời gian giới hạn, chúng tôi xin chia ra nhiều phần.
Xóa thông minh Việt là bạo sách của bạo quyền độc đảng với ý đồ xóa đi thông thái Việt đã có nhân phẩm của tổ tiên Việt; là tà sách của tà quyền độc đảng với ý đồ xóa đi thông minh Việt đã có nhân văn của dân tộc Việt; là ma sách của ma quyền độc đảng với ý đồ xóa đi thông thạo Việt đã có nhân bản của con người Việt biết cứu nước và giữ nước.
Xóa thông minh Việt là phần II của Triệt luận dựa trên ba chuyên ngành đã làm nên liên minh khoa học xã hội và nhân văn có tự cổ triết, cổ văn, cổ sử của nhân loại được định luận chung quanh: chính trị học, triết học, đạo đức học.
Chính luận của chính trị học tri thức
Chính luận đưa chính trị vào lý của luận để luận giúp lý cho lãnh đạo chính trị! Phương pháp luận so sánh sẽ xây dựng nên chính trị học phân tích dữ kiện chính trị và giải thích các sự kiện chính trị không những qua chính sách, mà còn qua hành động cụ thể, phối hợp với phân tích nội dung văn bản của chính sách cùng diễn văn của lãnh đạo, qua ngôn ngữ chính trị để giải luận tư duy lãnh đạo, từ đó tìm hiểu các diễn biến có trong ý định-ý muốn-ý đồ của lãnh đạo. Phân tích chính sách: mức độ của một chính sách là trình độ của lãnh đạo trách nhiệm chính sách đó. Phân tích hành động lãnh đạo: mức độ của hành động lãnh đạo là trình độ tư duy của lãnh đạo đó.
Phân tích tư duy của lãnh đạo: mức độ tư duy của lãnh đạo là trình độ lý luận để giải quyết các chủ trương của lãnh đạo đó. Phân tích lý luận các chủ trương: mức độ lý luận để giải quyết các chủ trương của lãnh đạo là trình độ trí tuệ của các lãnh đạo đó. Phân tích trí tuệ của lãnh đạo: mức độ trí tuệ của các lãnh đạo là trình độ các công trình ưu tiên của các lãnh đạo đó. Phân tích các công trình ưu tiên: mức độ công trình ưu tiên của các lãnh đạo là trình độ sáng tạo các chính sách phát triển chiến lược. Phân tích các chính sách phát triển chiến lược: mức độ sáng tạo các chính sách phát triển chiến lược là trình độ sáng tạo về phát triển bền vững. Phân tích các chính sách phát triển bền vững: mức độ chính sách phát triển bền vững là trình độ về hiệu quả của các chính sách đó.
Thấy nước mắt nhân tình để tiếp nhân tâm.Thấu xương máu nhân thế để nhận nhân nghĩa. Thấm sinh linh nhân loại để đón nhân tính. Muốn nhận chức năng, chức vụ, chức danh lãnh đạo chính trị hiện nay trước Việt tộc thì nên đứng ngay về phía dân đen, trắng tay vì nghèo khổ. Thì nên đứng cùng phía với dân oan, mất trắng đất, lẫn nhà. Thì nên đứng chung với công bằng, để có công tâm, để chống bất công.Thì nên đứng sát phía dân chủ, để sống chết với nhân quyền! Các vị đang lãnh đạo, đang thất bại trong việc thăng hoa Việt tộc, xin quý vị xem lại, truy lại, soát lại, suy lại quá trình đào tạo lãnh đạo tại các quốc gia tiên tiến, xem lại giáo dục, truy lại giáo khoa, soát lại giáo trình, suy lại giáo án về lãnh đạo, quản lý và tổ chức, nhất là đào tạo nhân sự trong lãnh đạo.
Chỉ vì nội dung trầm trọng của thất bại trong lãnh đạo chính trị là: Việt tộc của quý vị phải bị rơi xuống vực! Chính luận, không phải là thể loại văn được gọi tên là chính luận, mà chính luận ở đây là lý luận chính trị, tạo cơ sở tư duy cho những ai có nguyện vọng hay có tham vọng làm chính trị, muốn lãnh đạo trong một đất nước như Việt Nam, chưa đón được dân chủ, nên chưa nhận được nhân quyền. Lý luận chính trị vừa qua lịch sử, vừa qua thực tế; không quên kiến thức chính trị là nền chính kiến, nhất là không quên tri thức lãnh đạo làm gốc cho ý thức lãnh đạo.
Chính luận trong tiểu luận này đi tìm cội là chính lý, dựa trên nhân lý, khi quá trình tri thức lãnh đạo chính trị là quá trình lý luận trên thực tế của nhân sinh, là lập luận trên chính sách để phục vụ nhân dân, với năng lực diễn luận các quyết định chính trị trước nhân tri, với hiệu quả giải luận các hành động lãnh đạo trước nhân trí. Nếu muốn làm chính trị mà không có gốc, rễ, cội, nguồn từ nhân; lại vắng luôn năng lực và hiệu lực của luận, thì đừng làm chính trị, đừng làm lãnh đạo, vì sẽ làm trong vô tri, sẽ lãnh đạo trong vô minh, sẽ chỉ hại dân, diệt nước.
Chính luận đi tìm gốc là chính tri, nơi mà kiến thức vừa là năng lượng chính trị, vừa là xương cốt của lãnh đạo, vì kiến thức là chất sống nuôi tri thức, tạo tầm vóc cho hiểu biết chính trị, dựng nên bản lĩnh của lãnh đạo từ rường cột là ý thức chính trị, là nhận thức lãnh đạo. Không quản lý nổi phương trình thức (kiến thức-tri thức-ý thức–nhận thức) này thì chỉ đưa dân tộc tới ngu dân, đưa giống nòi tới chướng nghiệp. Và thức luôn được đưa đường, dẫn lối bởi chính, ngược lại với tà, trái lại với ma, chống lại với gian. Chính tri làm thăng hoa chính nghĩa!
Chính luận đi tìm rễ là chính tâm, tạo ra thành tâm để có thành ý, nơi mà sự thành thật làm vững, làm chắc sức hoàn chỉnh của ý thức. Chính ý thức ngay thật tạo nên tâm thức ngay thẳng với mọi người để có chỗ đứng chính thống trong lãnh đạo: nói thì giữ lấy lời, hứa thì phải làm, nơi mà chính tâm làm ra chính quả, vì lừa dân, dối nước thì sẽ không sao có hậu trong chính giới. Chính luận mang chính khí; tới tự chính ngôn, nơi mà ý thức chính trị làm cột xương sống cho luân lý lãnh đạo, có trách nhiệm với chính ngữ vì có bổn phận với chính nghĩa. Qua đó, chính nghĩa tạo hùng lực cho chính khí trong lãnh đạo chính trị, như vậy phải lấy phương trình chính (chính lý, chính tri, chính tâm) để quản lý xã hội, để quản trị cơ chế, để được đi trên chính đạo với chính trị đúng, song hành cùng lãnh đạo đúng.
Dân luận của dân chủ chân chính
Tôi nghiên cứu nhân học trong nhiều năm nay, nhưng tôi vẫn mơ ước có một chuyên ngành nhân học mới sẽ ra đời, nó nhận ra nhân loại, vì thông hiểu nhân tình, vì thông suốt nhân thế, bằng nhân lý, nhân trí, nhân trí với chiều cao của nhân phẩm, chiều rộng của nhân văn, chiều sâu của nhân bản, có nền là nhân nghĩa, có gốc là nhân từ, có đường đi nẻo về của nhân đạo, giữa cõi bờ mênh mông của nhân duyên, nếu có được một chuyên ngành nhân học mới về phía chân trời này, thì có lẽ đó là: nhân học dân chủ! Tôi đứng về phía nước mắt dân oan màn trời chiếu đất, nạn nhân của tham quan, tham nhũng. Tôi đứng về phía mồ hôi dân đen, suốt kiếp trắng tay, nạn nhân của bạo quyền bất công, tà quyền bất nhân. Tôi đứng về phía bóng tối lao lý của các tù nhân lương tâm, vì lương tri của Việt tộc…
Dân chủ chân chính từ đầu phiếu tới bầu cử, có ứng cử viên của hệ chính (chính tâm phục vụ dân tộc là gốc cho chính diện qua tài năng vì đất nước, làm nên chính nghĩa của kẻ vì dân-vì nước), chính quá trình này đủ lực lột mặt nạ của loại âm binh sinh đôi là đạo đức giả luôn đi cùng chính trị giả, đẻ ra quái thai đảng cử dân bầu, quái thú của tà quyền phản dân chủ trong chính giới. Khoa học luận của chính trị học là làm cho rõ chỉ có: dân chủ chân chính mới định nghĩa một cách chân thành thế nào là dân sinh.
Dân chủ chân chính từ định chế tới cơ chế, có hệ thống tuyển chọn theo hệ chuyên (chuyên cần qua chuyên môn, làm nên chuyên gia, được đào tạo trong chuyên khoa, qua một chuyên ngành được khoa học và giáo dục xác chứng), có gốc là quá trình của hệ thức (nơi mà kiến thức gầy dựng nên tri thức, tạo ra trí thức hiện diện trong xã hội để hỗ trợ dân tộc giữ ý thức, để bảo vệ luân lý giáo dục qua nhận thức để bảo trì đạo lý tổ tiên, bảo trì tâm thức của giống nòi trước các thử thách và thăng trầm của cuộc sống). Hệ chuyên này lột mặt nạ chớp nhoáng quá trình âm binh hoá xã hội của tà quyền qua chuyện đi ngang về tắt của học giả-thi giả-bằng giả, đẻ ra quái vật trong chuyện đi đêm về khuya của lãnh đạo giả-quản lý giả-chính trị giả, dùng độc đảng để giữ độc quyền. Phương pháp luận của chính trị học là hiểu cho thấu để phân tích tới nơi chốn: chỉ có dân chủ chân chính mới định nghĩa một cách chính xác thế nào là dân trí.
Dân chủ chân chính từ dân tộc tới đất nước, từ vận mệnh giống nòi tới tương lai các thế hệ trẻ, trong đó hệ phát (nơi mà phát huy tiềm lực dân tộc sẽ làm động cơ để phát triển đất nước), có chỗ dựa là hệ sáng (tại đây sáng kiến vì dân tộc làm khởi điểm để có sáng chế trong lao động, trong sản suất, có chỗ dựa là sáng tạo không những trong khoa học kỹ thuật mà trong mọi sinh hoạt xã hội, từ văn hoá tới nghệ thuật…). Khi song hành với nhau, thì hệ phát và hệ sáng mang nội hàm của dân quyền, vì mang thực chất của dân chủ, sẽ dẹp được hệ độc (độc đảng sinh ra độc tài, đẻ ra độc tôn, là quái thai là độc quyền), luôn cặp kè với hệ tà (tà quyền ẩn nấp như âm binh trong tà đạo của mua chức bán quyền, qua tà lực của bạo quyền). Tri thức luận của chính trị học là phải xây lý luận để dựng lập luận, khai sáng giải luận để tạo nên diễn luận: chỉ có dân chủ chân chính mới định luận một cách liêm sỉ thế nào là dân tộc.
Tự luận: tự do, tự chủ, tự tin, tự trọng
Tự do là rễ của hệ tự (tự tin, tự lập, tự chủ) không có tự do sẽ không có nhân quyền và dân chủ, cụ thể là sẽ không có công bằng và bác ái để có tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp, không có tự do sẽ không có một xã hội dân sự văn minh. Tự do là gốc của hệ công (công bằng, công lý, công pháp) trong đó công tâm không hề rời đạo lý và luân lý để tự do cá nhân không bị bóp, xiết, ngăn, chặn bởi ích kỷ, tư lợi luôn là mối đe dọa trong đời sống cộng đồng, trong sinh hoạt tập thể. Tự do là cội của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức), hợp lưu của ý thức, nhận thức, tâm thức, làm nội lực cho thăng hoa cá nhân, cho thăng tiến tập thể, cho thăng chất cộng đồng, không có tự do thì tập thể chỉ là khuôn khép, cộng đồng chỉ là khung kín, và xã hội chỉ là nhà tù không quản giáo.
Tự do là nguồn của hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) trong đó tự do sáng tạo của cá nhân là dàn phóng cho tự do tập thể, là dàn nhún cho tự do cộng đồng, để đưa xã hội vào quỹ đạo trong cá nhân làm động cơ cho dân tộc, là động lực cho đất nước. Tự do là nền của hệ văn (văn hóa, văn minh, văn hiến) trong đó có tự do sáng kiến của tập thể, có tự do sáng lập của cộng đồng, có tự do sáng tạo của cá nhân kích thích văn hóa mở cửa để đón các văn hóa khác, thôi thúc văn minh của một dân tộc hội nhập vào văn minh của thế giới, đón chào các văn hiến của láng giềng, cùng nhau xây dựng một nhân văn đáng sống cho nhân loại. Tự do là trụ của hệ nhân (nhân loại, nhân sinh, nhân tình) được tự do của nhân tri, nhân trí, nhân văn đưa tới những chân trời của nhân đạo, nhân bản, nhân tính, trong đó nhân quyền hỗ trợ cho nhân nghĩa có chỗ đứng xứng đáng trong nhân cách của mỗi cá nhân qua tự do. Tức là tự do làm người một cách liêm sỉ nhất, tự do làm chủ cuộc đời mình một cách liêm minh nhất.
Tự do là cột của hệ cá (cá nhân, cá thể, cá tính), tại đây tự do nâng hệ cá tới hệ chủ (chủ động, chủ đạo, chủ quyền) để cá thể thực sự thành chủ thể, sống có trách nhiệm với tập thể, lao động có bổn phận với cộng đồng, tiến thân có đạo đức với xã hội, và chủ thể đó không ngừng có sáng kiến với dân tộc, có sáng tạo vì đất nước, chính tự do là định chất của mọi định nghĩa về chủ thể sáng tạo trong mọi xã hội văn minh, dân chủ, nhân quyền hiện nay.
Tự do là móng của hệ tư (tư duy, tư tưởng) trong đó các hệ thống tư tưởng văn minh luôn lấy tự do của cá nhân, của tập thể, của cộng đồng, của nhân loại làm mấu chốt cho hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) để làm cao, sâu, xa, rộng hệ nhân (nhân tri, nhân trí, nhân văn), nếu không có tự do nghiên cứu, điều tra, điền dã, trong học thuật thì sẽ không có hệ phát (phát minh, phát huy, phát triển) trong tất cả các chuyên ngành khoa học. Tự do là mái nhà của hệ triết (từ triết học tới minh triết) đây chính là quá trình tiến hóa tư duy của nhân loại qua nhân tri luôn củng cố cho nhân
Trực luận để trao luận
Trực luận là trực diện để đối thoại với các nhân vật đang có quyền lực để gánh vác vận mệnh dân tộc hiện nay, dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tâm thức) hay không? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ đừng lãnh đạo nữa! Trực luận là trực diện để đối thoại với các lãnh đạo đang nắm chính quyền có nghĩa vụ chăm lo cho an sinh xã hội hiện nay, dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có hệ liêm (liêm khiết, liêm chính, liêm sỉ) hay không? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải từ chức!
Trực luận là trực diện để đối thoại với các nhà cầm quyền, từ lập pháp tới hành rồi qua tư pháp, đang có trách nhiệm pháp triển đất nước, và dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) để thăng hoa dân tộc hay không? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải rút lui càng sớm càng hay, để chỗ của họ cho những công dân có sáng dạ hơn họ!
Trực luận là trực diện để đối thoại với toàn bộ guồng máy của chính quyền hiện nay, phải có đa dũng để đưa đất nước ngang tầm văn minh của thế giới, và dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có hệ đa (đa tài, đa hiệu, đa năng) mà không sợ đa nguyên để không diệt đa đảng, tất cả chỉ vì dân tộc hay không? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải nhường vị thế của họ cho những công dân đa trí hơn họ!
Trực luận là trực diện để đối thoại với các cơ quan đầu não của chính quyền hiện nay, phải có nhân văn để bảo toàn văn hiến của Việt tộc, và dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có hệ văn (văn hóa, văn minh, văn hiến) hay không? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải trao quyền của họ ngay cho những công dân có văn giáo hơn họ!
Trực luận là trực diện để đối thoại với các lãnh đạo của chính quyền hiện nay, phải có lý để bảo toàn lý lẽ của Việt tộc trước bọn xâm lăng Tầu tặc, và dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có hệ luận (lý luận, lập luận, diễn luận, giải luận) để tranh luận và trao luận tới đồng bào ta hay không? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải tháo lui và trả quyền của họ cho những công dân có chỉnh luận hơn họ!
Trực luận là trực diện để đối thoại với các nhân vật cầm cương nảy mực của ĐCSVN hiện nay, và dùng quyền công dân để chất vấn họ qua hệ đối (đối trọng, đối kháng, đối đầu) với ĐCSTQ-Đảng Cộng Sản Trung Quốc hay không, khi đất nước ngày đêm bị Tầu tặc đe dọa? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải rời quyền bỏ chức của họ cho những công dân có đối lực hơn họ! Trực luận là trực diện để đối thoại với các lãnh đạo đang chịu trách nhiệm về tiền đồ của tổ tiên, và dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có biết hệ nhân (lấy nhân lý, nhân tri, nhân trí, để bảo toàn cho nhân bản, nhân văn, nhân đạo, để đưa nhân tình vào nhân tính, nhân thế vào nhân nghĩa) hay không? Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải rời quyền cao, vị rộng của họ cho những công dân có nhân lực hơn họ!
Trực luận là trực diện để đối thoại với các nhân vật có quyền quyết định tương lai của đất nước, hậu thế của đồng bào, và dùng quyền công dân để chất vấn họ để biết là họ có biết hệ Tầu (Tầu nạn từ lãnh thổ tới môi trường, sinh ra Tầu họa từ kinh tế tới xã hội, đẻ ra Tầu hoạn từ thực phẩm tới tư duy…) hay không? Nếu họ không biết thì công dân ta yêu cầu họ phải cúi đầu rút lui ngay để chỗ cho những công dân có Việt lực hơn họ! Trực luận là trực diện để đối thoại với các nhân vật có quyền thế trong bộ máy chính quyền hiện nay, và dùng quyền công dân để chất vấn họ về hệ tham (tham quan, tham quyền, tham chức) với thực chất tham ô sinh đôi với tham nhũng hay không? Nếu họ không biết thì công dân ta yêu cầu họ phải tháo lui ngay để chỗ cho những công dân vô vụ lợi hơn họ!
Trực luận là trực diện để đối thoại với các lãnh đạo đang nắm chính quyền hiện nay, và dùng quyền công dân để chất vấn họ có biết để chống hệ minh (có nội lực của minh quân, có bản lĩnh của minh chúa, có tầm vóc của minh chủ) hay không? Trong lúc dân tộc đang chờ đón dân chủ thật, tự do thật, nhân quyền thật. Nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải từ chức, bỏ quyền ngay cho những công dân thông minh hơn họ! Trực luận là trực diện để đối thoại với các nhân vật có quyền thế trong bộ máy chính quyền hiện nay, và dùng quyền công dân để chất vấn họ, để cân, đo, đong, đếm để biết xem họ có hệ năng (trí năng, tài năng, hiệu năng) hay không? Đây cũng chính là khả năng của họ trong lãnh đạo, nếu họ không có thì công dân ta yêu cầu họ phải rời bỏ quyền lực ngay cho những công dân năng động hơn họ!
Lê Hữu Khóa
Giáo sư Đại học * Tiến sĩ quốc gia trường gia Cao học khoa học xã hội Paris * Tiến sĩ xã hội học Đại học Nice-Sophia Antipolis * Giám đốc Ban Cao học châu Á * Giám đốc biên tập Anthropol-Asie * Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á * Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris * Cố vấn thẩm định giáo dục và nghiên cứu đại học Bourgone-Franche-Comté * Biên tập viên tập chí Hommes&Migrations * Thành viên Hội đồng khoa học bảo tàng lịch sử nhập cư * Thành viên Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á * Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.