Dân Trí

Ghi Chú NL: Đề tài Dân Trí là một đề tài đã được cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh nhắc đến rất nhiều trong cuộc đấu tranh giành độc lập chống Pháp. Đứng trước sự bùng nổ thông tin hôm nay, dân trí của người Việt sẽ tạo ra được sức bật nhưng sức bật đó chỉ mạnh khi mà thành phần Trí Thức phải can đảm loại bỏ quyền lợi riêng tư trong việc hợp tác với bộ máy cầm quyền tàn bạo của hôm nay.  Bất cứ sự tồn tài của chế độ độc tài nào đều do bàn tay của những thành phần trí thức đã tiếp tục nuôi dưỡng bộ máy độc tài này bằng sự cộng tác ở mọi lãnh vực nhằm mục đích đàn áp người dân để nhận ân sủng từ bộ máy cầm quyền cho chính bản thân của những “trí thức” như thế.  

Trong một status gần đây của Hồng Ly viết về chị Phạm Đoan Trang, có rất nhiều comment dành cho chị với sự ngưỡng mộ như “Cảm phục em, anh thư nước Việt! Chỉ cần 10% dân Việt Nam đứng lên chống CS thì chế độ này sẽ sụp đổ ngay”. Comment này đã nhận được một lời nhận xét như sau : “Đúng vậy! Nhưng tiếc thay, đó chỉ là cái tỷ lệ hão huyền trong một xã hội có dân trí như vầy!”

Hồng Ly đã trả lời : ” Chào bạn. Cái gì cũng có hai mặt của nó và ta cần phải xác định rõ rằng nguyên nhân làm cho dân trí thấp của người dân đến từ đâu?

Dân trí thấp đến từ chính sách giáo dục ngu dân và mị dân của nhà cầm quyền dựa trên nhiều điều dối trá để dễ bề cai trị. Dân trí thấp còn đến từ những người trí thức có kiến thức, hiểu chính nghĩa nhưng không dám dùng những sự hiểu biết và lợi thế đó của mình để lên tiếng phản biện hay đấu tranh cho những giá trị tốt đẹp. Người dân sống trong cảnh kìm kẹp trên đe dưới búa (“trên” là nhà cầm quyền luôn tìm cách gieo rắc nỗi sợ hãi và đàn áp lên người dân, “dưới” là những người trí thức “ngủ” hoặc những con người hèn nhát xung quanh dù họ chẳng dám đấu tranh nhưng lại luôn tìm cách ngăn cản, chụp mũ và chỉ trích những người muốn cất lên tiếng nói).

Ở trong tình trạng tứ bề thọ địch lâu dài như vậy dần dần chẳng ai còn dám nói gì nữa vì họ sợ hãi bị mất quyền lợi và sợ bị sách nhiễu. Không thể trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà cầm quyền, người dân thâm chí chỉ muốn được họ để cho yên ổn làm ăn là may lắm rồi nên ai ai cũng chỉ chăm lo cho quyền lợi của chính mình mà bỏ quên đi những lợi ích chung phải giữ gìn, những giá trị tốt đẹp của nhân lọai cần phải phát triển. Do đó, không lên tiếng đấu tranh không hẳn chỉ do dân trí thấp!

Nói một cách khác, dân trí thấp, chỉ là hiện tượng, là kết quả chứ không phải là bản chất, là nguyên nhân của vấn đề! Thay vì than vãn trách móc dân trí của dân ta còn thấp, hãy trực tiếp góp phần làm thay đổi điều đó một cách tích cực theo khả năng, theo điều kiện của từng người. Vì nếu ai cũng ngồi đó tặc lưỡi buông xuôi phó mặc thì ai sẽ là người đem tới sự thay đổi được nếu như mỗi người chúng ta không tự thay đổi bản thân mình trước!

Nếu chúng ta không biến nhận thức của mình thành hành động cụ thể và làm lan tỏa điều đó cho những người xung quanh thì e rằng dù xuất hiện thêm 10 Trần Huỳnh Duy Thức, 10 Mẹ Nấm, 10 Phạm Đoan Trang và dù có thêm hàng trăm người anh hùng hay anh thư nào đó sẵn sàng chấp nhận vào tù vì công cuộc chung thì cũng sẽ chẳng thể nào giúp cho chúng ta có được một sự thay đổi tổng thể và có được một sự tự do, dân chủ và nhân bản đúng nghĩa cả.

Chỉ khi chúng ta biết dẹp bỏ sự sợ hãi, biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, lên trên lợi ích đảng phái để đứng lên đấu tranh cho chính nghĩa, cho công lý được thực thi thì lúc đó chúng ta mới có thể có hy vọng về một sự thay đổi thật sự. Cảm ơn bạn.”

Tháng 2 ngày 28, 2018

Võ Hồng Ly

Nguồn: https://www.facebook.com/hongly.vo.35/posts/10156123897639520?

 

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s