(Education & Significance of Life. Krishnamurti. Chapter 6: Parents and Teachers).
Người dịch: Trần Công Lân
19.Làm thế nào chúng ta có thể dạy dỗ con em không tìm kiếm sự an toàn cá nhân nếu chính chúng ta đang đeo đuổi nó? Có hy vọng gì cho đứa bé nếu chúng ta là cha mẹ và thầy giáo không thể xâm nhập trọn vẹn cuộc sống, nếu chúng ta có thể dựng nên những bức tường che chở bản thân ta? Để khám phá ra ý nghĩa đích thực của tranh đấu cho sự bảo đảm an toàn này, mà nó là nguyên nhân của nhiều nỗi hỗn loạn trên thế giới, thì chúng ta phải bắt đầu đánh thức trí thông minh của chính chúng ta bằng cách ý thức đến những tiến trình tâm lý của chúng ta; chúng ta phải bắt đầu tra vấn tất cả các giá trị hiện đang bao bọc chúng ta.
20.Chúng ta sẽ không tiếp tục thích hợp một cách vô tâm trong khuôn khổ mà tình cờ chúng ta được nuôi nấng. Làm thế nào có thể hòa điệu mãi, trong cá nhân và ngoài xã hội, nếu chúng ta không hiểu biết? Trừ khi nhà giáo dục hiểu mình, trừ khi ông ta thấy được những đáp ứng đã bị quy định và bắt đầu tìm tự do cho bản thân mình từ những giá trị hiện hữu, làm thế nào ông ta có thể đánh thức ý thông minh nơi đứa bé? Và nếu ông ta không thể đánh thức trí thông minh nơi đứa bé thì lúc bấy giờ đâu là sứ mạng của ông ta?
21.Chỉ bằng các hiểu biết những tư tưởng và cảm xúc của chúng ta mà chúng ta có thể thực sự giúp đứa bé trở nên một con người tự do; và nếu nhà giáo dục hết sức lo lắng đến việc này; ông ta sẽ ý thức một cách sắc bén, không chỉ với đứa bé nhưng ý thức đến chính bản thân ông ta nữa.
22.Rất ít người trong chúng ta quan sát các tư tưởng và cảm xúc của mình. Nếu những tư tưởng và cảm xúc ấy hiển nhiên là xấu thì chúng ta cũng không hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của chúng, nhưng chỉ cố gắng chận đứng chúng hay dẹp chúng qua một bên. Chúng ta không hề ý thức sâu xa đến bản thân mình; các tư tưởng và cảm xúc của chúng ta đã bị đóng khuôn tự động. Chúng ta học vài đề tài, thu thập vài kiến thức rồi gắng trao truyền lại cho đứa bé.
23.Nhưng nếu chúng ta thiết yếu chú tâm đến, chúng ta sẽ không chỉ tìm ra đâu là những thực nghiệm đã được làm ra trong giáo dục, trên những phần khác nhau của thế giới nhưng chúng ta muốn trở nên rõ ràng về sự tiếp dẫn vấn đề này của riêng chúng ta. Chúng ta sẽ hỏi mình tại sao và đâu là mục đích giáo huấn các đứa bé và bản thân chúng ta, chúng ta sẽ dò xét ý nghĩa cuộc sinh tồn trong mối tương giao của cá nhân với xã hội, và v.v… Chắc chắn các nhà giáo dục phải biết rõ những vấn đề này và gắng giúp đỡ đứa bé khám phá ra sự thật liên quan đến chúng, mà không phóng chiếu lên chúng những khí chất thói quen tư tưởng của chúng.
24.Chỉ theo đuổi một hệ thống dù là chính trị hay giáo dục sẽ chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề xã hội của chúng ta; và sự hiểu biết cái cung cách tiến gần tới bất cứ vấn đề nào của chúng ta còn quan trọng hơn là hiểu biết chính vấn đề.
25.Nếu các đứa bé được tự do từ sự sợ hãi – dù là cha mẹ chúng, hoàn cảnh của chúng hay của Thượng đế – thì chính nhà giáo dục cần phải không sợ hãi. Nhưng đó là điều khó khăn, tìm ra được những nhà giáo dục mà chính bản thân ông ta không trở thành nạn nhân của sợ hãi. Sợ hãi làm tư tưởng thu hẹp và hạn chế sáng kiến, và một thầy giáo sợ hãi thì hiển nhiên không thể chuyên chở ý nghĩa sâu xa của một hữu thể không khiếp sợ được. Giống như thiện tâm, sợ hãi cũng rất hay lây. Nếu chính bản thân nhà giáo dục một cách bí mật đã sợ hãi thì nó sẽ di chuyển qua các học sinh của ông ta, mặc dù sự di chuyển này có thể không thấy ngay.
26.Ví dụ thiết tưởng rằng một thầy giáo sợ hãi ý kiến công cộng; ông ta thấy sự vô lý của mối sợ hãi ấy, tuy thế ông ta không thể vượt qua nỗi sợ hãi ấy. Ông ta phải làm gì? Ít nhất ông ta có thể chấp nhận sự sợ hãi cho bản thân mình và nó có thể giúp cho các học sinh của ông ta hiểu biết sự sợ hãi bằng cách đưa ra ánh sáng phản ứng tâm lý của ông và công khai nói điều sợ hãi ấy ra cho chúng biết. Việc tiến tới sự thực là và chân thành này sẽ khuyến khích các học sinh rất nhiều để chúng có sự cởi mở và trực tiếp với nhau và với thầy giáo.
27.Để hiến dâng tự do cho đứa bé, chính nhà giáo dục phải biết đến những tình trạng liên đới và đầy đủ ý nghĩa của tự do. Thí dụ và bắt buộc trong bất cứ hình thức nào không giúp gây ra tự do và chỉ có trong tự do mới có thể có sự tự phát giác và minh trí mà thôi.
28.Đứa bé bị ảnh hưởng bởi người lớn và những sự vật xung quanh đương sự, và nhà giáo dục đích đáng sẽ giúp nó tháo gỡ những ảnh hưởng sâu xa này và giá trị thực sự của chúng. Những giá trị đúng thì không hề khám phá được qua quyền uy của xã hội hay truyền thống; chỉ có cá nhân suy nghĩ thận trọng mới có thể làm cho những giá trị ấy hiển lộ mà thôi.
29.Nếu ta hiểu một cách sâu xa điều này, ta sẽ khuyến khích học sinh ngay từ lúc bắt đầu đánh thức minh trí vào bên trong cá nhân hôm nay và những giá trị xã hội hiện tại. Ta sẽ khuyến khích chúng tìm ra, không phải bất cứ những giá trị đặc biệt nào, nhưng giá trị thực sự của tất cả sự vật. Ta sẽ giúp nó trở nên không sợ hãi, trở nên tự do với tất cả sự thống trị, dù bởi thầy giáo, gia đình hay xã hội; để như một cá thể , đương sự có thể nở hoa tình yêu và thiện tâm. Trong việc giúp đỡ học sinh tiến đến tự do, nhà giáo dục cũng bắt đầu tống khứ cái “ta” và cái “của mình”, ông ta cũng làm nở hoa tình yêu và thiện tâm. Quá trình giáo dục hỗ tương này tạo ra mối tương giao khác biệt hết thảy giữa thầy và trò.
30.Sự khống chế hay bắt buộc của bất cứ loại nào là một trở ngại trực tiếp cho tự do và thông minh. Nhà giáo dục đúng nghĩa thì không có quyền uy, không có thể lực trong xã hội; ông ta vượt quá những mệnh lệnh và luật định của xã hội. Nếu chúng ta giúp đỡ học sinh tự do từ những chướng ngại của đương sự, mà nó đã được tạo ra bởi chính đương sự và bởi hoàn cảnh của đương sự, thì lúc bấy giờ mỗi hình thức của sự bắt buộc và khống chế phải được hiểu biết và đặt qua một bên; và điều này không thể làm được nếu nhà giáo dục chính mình cũng không phóng thích khỏi tất cả những quyền uy khập khiểng ấy.
31.Theo đuổi người khác, cho dù vĩ đại đi nữa cũng làm ngăn cản sự phát giác những vận hành của bản ngã; chạy theo một vài thiên đường ảo tưởng làm sẵn khiến cho tâm thức hoàn toàn không biết gì đến hành động bao bọc khát vọng cho sự an lạc của nó, cho quyền uy, cho sự giúp đỡ của người khác nữa. Tu sĩ, chính trị gia, luật sư, binh sĩ, tất cả đều có đấy để giúp đỡ chúng ta; nhưng sự giúp đỡ như vậy hũy diệt trí thông minh và tự do. Sự giúp đỡ chúng ta không cần nằm ngoài bản thân chúng ta. Chúng ta không cần phải van xin sự giúp đỡ; nó đến không có sự tìm kiếm của chúng ta khi chúng ta khiêm tốn trong việc làm tự nguyện của chúng ta, khi chúng ta mở rộng lòng với hiểu biết trước những thử thách và tai nạn hàng ngày của chúng ta.
32.Chúng ta cần phải tránh lòng ham muốn vô độ, ý thức hay vô thức cho sự ủng hộ và khuyến khích, vì lòng dục như vậy tạo ra sự đáp ứng riêng của nó, mà nó thì luôn luôn tìm kiếm sự thỏa mãn. Điều vui thú là có một người nào đó khuyến khích chúng ta và chỉ dẫn, làm an tâm; nhưng thói quen này biến kẻ khác thành ra như người dẫn dạo, một quyền uy, chẳng bao lâu trở nên chất độc trong hệ thống của chúng ta. Cái khoảng khắc ấy mà chúng ta tùy thuộc vào sự chỉ dẫn của kẻ khác, chúng ta lãng quên chủ hướng, nguồn gốc của chúng ta, mà chủ hướng ấy đánh thức tự do cá nhân và thông minh.
33.Tất cả uy quyền đều là chướng ngại, và điều cốt yếu là nhà giáo dục sẽ không trở nên một quyền uy với học sinh. Sự xây dựng quyền uy là tiến trình của ý thức và vô thức.
34.Học sinh thì bất nhất, lạng quạng, lạc lõng nhưng thầy giáo thì chắc chắn trong kiến thức của ông ta, mạnh dạn trong kinh nghiệm của ông ta. Sức mạnh và sự chắc chắn của thầy giáo đem đến sự tin chắc của học sinh, kẻ có ý hướng vui hưởng ánh sáng mặt trời ấm áp; nhưng sự tin chắc như vậy cũng chẳng phải bất di bất dịch hay đúng. Một thầy giáo, ý thức hay vô thức, khuyến khích sự lệ thuộc có thể chẳng bao giờ giúp được gì nhiều cho học sinh của ông ta. Ông ta có thể chi phối chúng với kiến thức của ông ta. Làm chúng lác mắt với nhân cách của ông ta, song ông ta không phải là thứ nhà giáo dục đúng nghĩa bởi vì những kinh nghiệm và kiến thức của ông chỉ là sự ham học hỏi của ông ta mà thôi; và cho đến khi nào chính bản thân ông tự do với những thứ ấy, còn thì ông không thể nào giúp cho các học sinh của ông trở thành những con người toàn diện được.
35.Để là hạng nhà giáo dục thích đáng, một thầy giáo phải không ngừng phóng thích bản thân mình từ sách vở, phòng thí nghiệm; ông ta phải thận trọng hơn bao giờ hết để thấy rằng các học sinh không lấy ông ta làm ví dụ, một lý tưởng, một quyền uy…. Khi những khát vọng của thầy giáo là để thỏa mãn bản thân mình nơi các học sinh của ông ta, khi sự thành công của chúng là của ông, rồi thì sự giáo huấn của ông ta chỉ là một hình thức của sự tiếp nối có hại cho sự hiểu biết và tự do. Hạng nhà giáo dục thích đáng cần phải biết đến tất cả những chướng ngại này để giúp đỡ các học sinh của ông ta được tự do, không chỉ tự do từ quyền uy mà thôi mà còn tự do với những đeo đuổi tự bưng bít của riêng chúng nữa.
36.Bất hạnh thay, khi đi đến chỗ hiểu biết vấn đề thì hầu hết các thầy giáo không đối đãi học sinh như một phần tử bình đẳng; từ địa vị bề trên của họ, họ ban những giáo huấn cho học sinh, kẻ ở thấp xa dưới họ. Một tương giao như vậy chỉ duy trì sợ hãi cho cả thầy và trò. Những gì tạo ra mối tương giao bất bình đẳng ấy? Có phải thầy giáo sợ bị tìm thấy? Có phải ông ta giữ một khoảng cách oai nghiêm để che chở những nhược điểm của ông, sự quan trọng của ông ta? Sự tách biệt bề trên như vậy không cách gì giúp vào sự phá vỡ những hàng rào cản chia cách các cá nhân với nhau. Dù sao nhà giáo dục và học trò của ông ta là để giúp đỡ lẫn nhau để cùng giáo dục bản thân họ.