Đi tìm một nền dân chủ (P2)

Quốc Hội
Đa số đều nghĩ là nền dân chủ Mỹ vững chắc với 235 năm nhưng kể từ 1990s, khi sinh hoạt lưỡng đảng trở nên xung đột, bế tắc và kình chống nhau thì sinh hoạt dân chủ bắt đầu suy thoái. Từ thủ đô cho đến các địa phương, từ trong quốc hội, tòa án, truyền thông… sự thiên lệch, thành kiến lan rộng tuy rằng kinh tế và khoa học vẫn tiến bộ. Nhưng tiến bộ kinh tế chỉ làm khoảng cách giàu-nghèo cách biệt và tiến bộ khoa học giúp sự cách biệt gia tăng nhanh hơn trong cũng như ngoài nước.
Những sai lầm trong sinh hoạt chính trị vì thiếu dân chủ dẫn đến hỗn loạn trong xã hội với bất công và tội ác. Nạn bè phái khiến giới chức cầm quyền cấu kết với thế lực tư bản làm giàu khiến dân chúng bất mãn đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp chính trị gia mỵ dân. Và người dân sẵn sàng chọn đại diện gãi đúng chỗ ngứa (nhu cầu) của họ bất kể tình trạng chung của quốc gia.
Khi ứng cử viên ra tranh cử hứa hẹn chương trình “khế ước với dân” (Contract to America) hay “cam kết với dân” (Commitment to America) mà không hoàn thành thì sao? Có bảo hiểm đền bù cho dân hay không, hay “quên nó đi” (move on).
Vai trò của quốc hội là quyết định ngân sách cho hành pháp. Nếu quốc hội tự động lên lương cho mình thì ai ngăn cản?
Nếu có những vấn đề (phá thai, di dân, môi sinh) mà quốc hội (tiểu bang) trì hoãn trong việc làm luật để giải quyết vấn đề vì sợ cử tri không đồng ý bỏ phiếu chọn người khác; trong khi người dân muốn giải quyết qua dịp bầu cử qua trưng cầu dân ý (referendum) thì đại diện dân cử từ chối, bác sự chọn lựa của cử tri trong kỳ bỏ phiếu. Vậy sự ngăn chận ý muốn của người dân có phải là dân chủ không? Người dân có thể làm gì trong trường hợp đó?
Khi luật pháp (do quốc hội) cho phép các nhà tư bản, tỷ phú bỏ tiền mua các cơ quan truyền thông (báo chí, truyền thanh, truyền hình) thì sự thông tin trung thực bị bóp méo. Đồng thời sự xuất hiện của mạng xã hội (social media) và các đại công ty dịch vụ (Facebook, Twitter…) thông tin không kiểm chứng và tin giả xuất hiện thì dân chúng chịu thiệt thòi. Cũng như trước bầu cử thì các ứng cử viên hứa hẹn sẽ ABC cho dân nhưng khi đắc cử thì chạy theo lời bàn, đòi hỏi của các đại công ty, kỹ nghệ vì họ bỏ tiền yểm trợ tranh cử nhiều hơn cử tri. Khi đại diện dân cử phục vụ giới giàu thay vì cử tri và người dân có thể làm gì ngoài việc chờ dịp bầu cử để chọn người khác.
Khi một đảng A nắm đa số tại quốc hội và thấy chính sách của đảng đang bị chống đối, có thể mất vị thế đa số trong mùa bầu cử sắp tới nên ra luật gây trở ngại cho phe đối lập B có thể thắng trong mùa bầu cử sắp tới. Như vậy cử tri có thể làm gì để ngăn chận?
Cũng như đảng A nắm đa số tại quốc hội và thấy vai trò hành pháp (tổng thống hay thống đốc) có thể mất vào tay đảng B nên làm luật hạn chế quyền hành của hành pháp để trói tay hành pháp, có thể làm lợi cho dân và nâng uy thế đảng B. Như vậy cử tri có thể làm gì để ngăn chận?
Cũng như đảng A nắm đa số tại quốc hội và thấy cử tri có khuynh hướng muốn trực tiếp chọn chánh án các tòa nên làm luật ngăn cản vai trò của người dân tham dự việc tuyển chọn chánh án. Khi giành độc quyền bổ nhiệm chánh án, đảng A sẽ chọn ông tòa có khuynh hướng làm lợi cho đảng A về chính trị, tôn giáo, kinh tế…. Như vậy cử tri có thể làm gì để ngăn chận?
Mọi người thường nghĩ nền dân chủ Mỹ với tam quyền phân lập và phân cách giáo quyền với chính quyền là vững chắc cùng với sinh hoạt chính trị lưỡng đảng. Nhưng cho tới nay thì đã có những vấn đề xuất hiện khiến cho chúng ta phải xét lại.
Lưỡng đảng
Khởi đầu 1790s là khuynh hướng theo Liên bang (Federalist) và khuynh hướng chống lại (anti-Federalist). Tranh chấp chính yếu là kinh tế (thuế) và chính sách ngoại giao. Đến 1800, đảng chống liên bang đổi thành Dân Chủ Cộng Hòa (Democratic Republican). Khi (1) kinh tế ổn định và (2) sinh hoạt chính trị có những nhân vật xứng đáng để chọn thì không thấy gì xấu. Nhưng khi nhân tài cạn kiệt và kinh tế suy thoái (hoặc một trong 2 yếu tố) thì dân chúng bất mãn, sẵn sàng chọn bất cứ ai hứa hẹn những gì họ mong ước nhất là sau 1990, khi mối đe dọa của khối Liên Xô không còn và Mỹ trở thành siêu cường duy nhất.
Một khi đảng A chọn lớp lãnh đạo hứa hẹn đủ thứ để lấy lòng dân (mỵ dân) thì sẽ phá bất cứ gì đang B cố gắng thực hiện bằng thủ đoạn đe dọa, bôi xấu, tung tin giả. Từ bầu cử địa phương cho tới tiểu bang, liên bang… các ứng viên không còn nói đến chính sách hay chương trình sẽ thực hiện mà chỉ vận động kiếm tiền ủng hộ và bôi xấu đối phương. Cuộc chạy đua tài chánh mùa bầu cử đã dẫn tới sự tham dự của giới nhà giàu, các công ty và các thế lực trong bóng tối. Đồng thời giới truyền thông dần dần rơi vào sự kiểm soát của tư bản khiến giá trị tin tức không còn trung thực, khiến dân chúng mất niềm tin hay bị rơi vào nạn tin giả.
A. Chính mỗi đảng đều có thủ thuật chơi xấu vì tin rằng với hệ thống lưỡng đảng, với số dân ủng hộ không hơn nhau bao nhiêu thì số phiếu độc lập sẽ quyết định thắng hay thua và không cần đến sự tham dự của đảng thứ ba. Với điều kiện thử thách qua vòng đầu (primary) 2 đảng chính đã đè bẹp không cho các đảng khác vươn lên. Nhất là khi 2 đảng thay nhau nắm quốc hội thì sẽ tìm đủ mọi cách để luật lệ ngăn ngừa đảng thứ 3 thành hình.
B. Nhưng kể từ 2000 sau cuộc đếm phiếu gay cấn (Bush-Gore 2000) thì đảng nào yếu sẽ tìm cách gian lận đủ mọi chiêu để đánh bại đối thủ. Các nguyên tắc (norm) luật lệ đã bị các luật gia tìm kẽ hở để vượt qua. Một khi thành công thì sẽ khích lệ để tiếp tục. Do đó mỗi mùa tranh cử là người dân thấy 2 bên bỏ tiền ra để vu khống, mạ lỵ, chụp mũ, phỉ báng nhau tận tình thay vì trình bày các chương trình xây dựng đất nước hay phục vụ dân chúng.
C. Khi đảng A đề nghị dự luật X thì đảng B chống, lý do không đồng ý điều khoản 1,2,3… nhưng không thấy đề nghị thay đổi như thế nào. Sau khi đảng A thông qua dự luật và được ban hành. Tới khi đảng B nắm đa số và muốn xóa bỏ (repeal) luật X nhưng không đủ số phiếu, đòi thay thế thì cũng không nói là thay thế như thế nào và qua 60 lần “cố gắng” như vậy rồi cũng phải bỏ cuộc. Vậy đâu là đối lập? Làm sao ngăn cản các nhà làm luật vi phạm những nguyên tắc do chính họ đề ra?
D. Khi người dân ngày càng ý thức dự luật X có lợi cho họ thì có thể làm gì để ngăn chận lối làm việc của các vị đại diện dân cử? Như là dân biểu, nghị sĩ sau một thời gian làm việc tại thủ đô có nhiệm vụ trở về địa phương để tiếp xúc với cử tri. Nếu họ viện cớ ABC để thoái thác việc tiếp xúc với cử tri thì người dân có thể làm gì để nói lên sự đồng ý hay bất đồng ý kiến với việc làm của vị đại diện?
E. Khi đảng A nắm đa số và biểu quyết dự luật X thì nghị sĩ A-51 là người cuối cùng sẽ quyết định dự luật sẽ thông qua hay bị bác thì tới phút cuối lại dở chứng không đồng ý với đa số đồng viện trong đảng A vì lý do 1-2-3 trong khi nhu cầu quần chúng đang chờ đợi dự luật được thông qua. Vậy tại sao nghị sĩ A -51 không trình bày ngay từ đầu để phe A có thời giờ sửa đổi mà chờ phút cuối để dở chứng? Trong trường hợp như vậy thì người dân (hay đảng A) có thể nào giải quyết bế tắc như vậy? Đó là “dân chủ” hay phá hoại?
F. Khi cử tri chọn dân biểu quốc hội A đại diện cho địa phương A-1 nhưng khi đắc cử và làm việc tại quốc hội thì dân biểu A vi phạm kỷ luật và bị tước nhiệm vụ trong các tiểu ban của quốc hội. Vì không bận rộn với trách nhiệm, dân biểu A đi các nơi nói nhảm, bôi xấu đối thủ…. Như vậy thì cử tri có thể làm gì khi vị đại diện đã không “đại diện” cho địa phương? Cũng như cử tri có thể làm gì với đảng A đã không có biện pháp với đồng viện “mất dạy”?
Nền dân chủ mà không có đối lập hay đối lập “cuội” thì đó không phải là sinh hoạt dân chủ nữa.
Vậy làm sao sửa chữa hệ thống lưỡng đảng?
Khi đảng đặt quyền lợi đảng lên trên quyền lợi dân tộc và đất nước thì người dân có thể làm gì? Khi đảng nắm 1/2 quốc hội và địa phương?
Đi Tìm Một Nền Dân Chủ (P3)
Trần Công Lân
Tháng 12 năm 2022 (Việt lịch 4901)

 

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s