Màn số 3: Bạo động chính trị (political violence).
Trong mọi cuộc cách mạng, bạo động là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề chỉ là nhiều – ít, nặng – nhẹ mà thôi. Nguồn gốc của bạo động là khi phe tạm gọi là “chính quyền” (CQ) và phe “nhân dân” (ND) có những bất đồng ý kiến không thể giải quyết qua đối thoại. Đa số phe ND không muốn bạo động và thường chủ trương bất bạo động. Nhưng vũ khí của phe ND thường là biểu tình với sự tham dự của quần chúng để chứng tỏ có hậu thuẫn. Và phe CQ chỉ chờ cơ hội để xua cảnh sát, công an, quân đội đàn áp. Phe CQ sẽ không ngần ngại dùng mọi thủ đoạn để biến bất bạo động thành bạo động và như vậy phe CQ sẽ dành “chính nghĩa” bảo vệ trật tự công cộng, an ninh quốc gia để bắt giới lãnh đạo phe ND. Phe CQ có thể mướn du đãng, cho người giả phe ND đi cướp phá, gây hỗn loạn… để có cớ chụp mũ, vu cáo, xuyên tạc phe ND.
Đôi khi phe CQ có thể ám sát, thủ tiêu, bắt cóc các nhân vật phe ND và đổ thừa cho “thành phần thứ 3”.
Có khi phe CQ muốn kéo dài tình trạng hỗn loạn khiến dân chúng mệt mỏi và bỏ rơi phe ND.
Chiêu thức khác của phe CQ là tìm bằng cớ là có “ngoại bang” can thiệp với ý đồ “xâm lăng” hay sự “nô lệ ngoại bang” của phe ND và kêu gọi tinh thần dân tộc, ái quốc gây chia rẽ và làm suy yếu phe ND.
Vì là những “con người vô lương tâm”, CS có thể thi hành bất cứ thủ đoạn tàn ác nào để duy trì quyền lực. Phe chống đối vì còn lương tâm, nhân đạo nên sẽ không thể chống cự lại sự tàn ác không biên giới của CS.
Cũng như tinh thần đấu tranh bất bao động, chủ yếu là sự kiên trì, kiên nhẫn. Kiên nhẫn trong hành động, suy nghĩ. Vì kiên nhẫn sẽ dẫn tới bí mật. Và bí mật là CS rất sợ vì ngoài tầm kiểm soát của chúng. Bí mật tổ chức và thông tin sẽ bảo đảm sự tồn tại của phe chống đối qua kinh nghiệm người Do Thái lập quốc 1948 và Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan trong thập niên 1980.
Vì CS là độc tài chuyên chính, tiêu diệt mọi chống đối từ trong nội bộ, CS sẽ khai thác mọi sự bất đồng ý kiến của phe chống đối vì tinh thần dân chủ, đối lập…CS sẽ mua chuộc, khuynh đảo các nhân vật bất đồng chính kiến trong phe thiểu số để phá rối, làm suy yếu phe chống đối và có thể biến các nhân sự này thành gián điệp cho CS.
Bạo động chính trị còn là cơ hội CS “ném đá dấu tay” , “giết người bịt miệng”, “ám độ Trần Thương (tam thập lục kế) khiến cho các lực lượng của phe không CS quay ra đánh lẫn nhau và làm lợi cho CS (ngao sò tranh ăn ngư ông hưởng lợi).
Ưu điểm của CS là sự “tuyên truyền nhồi sọ” hay tẩy não. Trước khi đưa các đơn vị quân đội, công an đến một địa phương để đàn áp sự nổi dậy của quần chúng , CS thường tổ chức học tập để tuyên truyền công tác X là “tiêu diệt bọn phản động, tay sai quốc tế, bán nước… và thẳng tay trừng trị (có nghĩa là tàn sát không thương tiếc, không để lại nhân chứng, dấu vết) để bảo vệ tổ quốc, độc lập..v…v.. Khi hoàn tất công tác thường là tưởng thưởng, kiểm điểm thành quả xem ai hăng say “giết thù” sẽ thăng thưởng, ai lưng chừng sẽ bi loại (có thể bị thủ tiêu, diệt khẩu).
Nên nhớ Ai Weiwei (nhà nghệ sĩ bất đồng chính kiến tại TC) đã nói: “để chống lại một chế độ độc tài, bạn phải coi như đã chết”.
Nhưng không vì thế mà thí mạng vô ích, chuẩn bị bản thân qua học tập, kiên nhẫn, nghiên cứu mọi hành vi, thủ đoạn của địch… theo thời gian bạn sẽ trưởng thành. Đó là ưu điểm của bất bạo động. CS dùng bạo động vì chủ trương khủng bố tinh thần: “giết gà, dọa khỉ” một khi người dân không còn sợ chết, sợ đói nữa thì đó là lúc chế độ sụp đổ.
Màn số 4: Làm mất uy tín của giới truyền thông (Discredit the Press).
Một trong những vũ khí của CS là thông tin. Ngăn chận và lũng đoạn tin tức (tung tin thất thiệt) làm rối loạn phe chống đối là sở trường của CS. Điển hình là sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử 2016 tại Mỹ. Khi nói láo (big lie) là chiêu thức đứng đầu của CS thì sự thật là mối đe dọa rất lớn đối với CS. Khi quần chúng hoang mang là CS có cơ hội thành công.
Và đối với giới cầm bút, truyền thông thì sự đe dọa, mua chuộc, khủng bố sẽ làm tê liệt khả năng kết hợp của phe chống đối. Những nhân vật không thể hủ hóa sẽ bị thủ tiêu và CS rất dễ khám phá những đặc tính này của những cá nhân có tiềm năng “cây ngay không sợ chết đứng” của phe đối lập.
Một khi cô lập giới lãnh đạo hay những cá nhân có khả năng thuyết phục quần chúng, CS đã thành công 50% . Chiến thuật “xoa” dịu quần chúng bằng các phong trào thể thao, giải trí vui chơi, văn nghệ…. để lôi kéo người dân quên đi cuộc đấu tranh trước mắt (hay sự đe dọa Hán hóa) và nếu cần ngăn chận sự đi lại của quần chúng để bảo đảm tin tức không lan ra các địa phương khác.
Một trong những chiêu thức ngăn chận thông tin là phá hoại văn hóa Việt: thay đổi các từ ngữ Hán Việt, làm tự điển Việt với cách dùng các mẫu tự kỳ quặc để tìm ra những ai chống đối là mối đe dọa chính sách nhà nước trong tiến trình bán nước cho Trung Cộng. Ai dùng chữ VC “mới” là theo VC, còn ai không sử dụng có nghĩa là manh tâm chống nhà nước và như vậy cần theo dõi. Hình thức trưng bày cờ VN qua lá cờ Trung Cộng với 5 sao (ngôi sao thứ 5 tượng trưng cho VN sát nhập TC là cách thông tin thử thách phản ứng của người dân).
Sự cho phép chữ Hoa được phổ biến trên biểu ngữ, cửa hàng, thông tin, quảng cáo … cho thấy Đảng CSVN đang cho phép Hoa ngữ xâm nhập vào đời sống hàng ngày của dân Việt và sự xuất hiện của số người Hoa không nói tiếng Việt (chỉ nói tiếng Hoa với nhau) không còn là sự đe dọa tới an ninh, độc lập của nước Việt. Các đặc khu cấm người Việt lai vãng xuất hiện khắp nơi như những “chiến khu” của TC chuẩn bị một ngày “giải phóng” VN thành thuộc địa của TC.
Sự kiện cho phép sách, nhạc của thời VNCH được phát hành cho thấy CS đã loại (kiểm duyệt) các sách có tính chính trị, hay những lời nhạc có tính đấu tranh, kích động. Cũng như các cuộc trình diễn văn nghệ đượm màu sắc Trung Hoa để thử thách phản ứng của người dân Việt và tạo môi trường cho văn hóa Hán xâm nhập xã hội VN. Cũng như tại Tây Tạng, các trường học thôn quê đã bị cấm dạy chữ, văn hóa Tây Tạng và thay bằng văn hóa Trung Hoa, khỏi đầu sự Hán hóa.
Khi báo chí không được loan tin về những đặc khu Vân Phong, Vân đồn hay những khu vực “cấm” dành riêng cho người Hoa có nhân viên an ninh canh gác mà ngay công an CS cũng không dám vào khám xét hay bén mảng lại gần. Khi mà khu kỹ nghệ tại biên giới phía Bắc bỗng xảy ra 3000 trẻ em “xuất hiện” như thành quả của các công nhân TC sang làm việc, lấy vợ địa phương và chính quyền địa phương phải gánh chịu: “tu hú đẻ nhờ”. Có ai đặt vấn đề những đứa trẻ này là dân Tàu hay Việt? Chúng lớn lên trên đất Việt nhưng chịu ảnh hưởng Tàu và 30 năm sau chúng nắm chính quyền và quyết định biến VN thành một tỉnh của Tàu?
Chiến thuật “lui một bước, tiến hai bước” luôn luôn được CS sử dụng từ thời Lenin để xoa dịu và qua mắt quần chúng (vốn dễ quên và thụ động).
Khi con người kết tụ thành xã hội thì phải có thông tin. Ngăn chận và độc quyền thông tin sẽ biến xã hội thành “trại súc vật” (tệ hơn cả nô lệ) để chờ bị giết thịt. Giàu hay nghèo đều bị đảng giết như nhau chỉ khác tên gọi: tham nhũng hay chống phá nhà nước.
Cùng trong ngày 7/3/2019, tại TC, Tập Cận Bình họp Quốc Hội toàn quốc đã lên tiếng cảnh cáo mọi “tư tưởng sai lầm” (erroneous thoughts) về sự lãnh đạo và lý thuyết của họ Tập và đòi hỏi sự trung thành tuyệt đối với họ Tập. (1)
Trong khi tại Nga, Quốc Hội ra đạo luật trừng phạt những ai lăng mạ quốc gia (insulting state) và dự luật khác ngăn tin “giả” (Fake news) vì sự an ninh của công chúng. (2)
Chính quyền được thành lập để điều hòa sinh hoạt xã hội trên căn bản Hiến Pháp mà quyền tự do ngôn luận là hàng đầu, không phải vì lấy lý do an ninh mà ngăn chặn người dân tìm hiểu tin tức cần thiết . Sống trong một xã hội thiếu thông tin, người dân như mù (đó là tại sao nhà văn Dương Thu Hương viết tác phẩm Thiên Đường Mù) và trở thành bầy dê, cừu…cho đảng (và nhà nước nay là một) giết thịt.
TCL
Tháng 3 năm 2019 (Việt Lịch 4898)
- https://news.yahoo.com/sensitive-china-warnings-against-erroneous-thoughts-090545446.html
- https://news.yahoo.com/russian-bill-introduces-punishment-insulting-state-124524751.html