Những Khác Biệt Khi Tìm Hiểu Bản Vị Học Thuyết, Xã Hội Biện Chứng Pháp Của Lý Đông A

Đây là một học thuyết độc đáo của Lý Đông A (LĐA) trong chủ nghĩa Duy Dân; tuy nhiên, khi nghiên cứu các tài liệu qua các bản in, ấn bản từ những người có liên hệ đến Duy Dân cho thấy sự khác biệt khiến người đi sau khó mà biết đâu là thật-hư.

Các tài liệu tham khảo:

– Chìa Khóa Thắng Nghĩa (Thangnghia.org)

– Huyết Hoa (ấn bản Hoa Kỳ 1986)

– Triết học LĐA (Phạm Khắc Hàm)

  1. Chìa Khóa Thắng Nghĩa

Theo Chìa Khóa Thắng Nghĩa thì LĐA đưa ra 4 tiền đề:

– Tự nhiên, tư tưởng và xã hội thống nhất.

– Khoa-sử-đạo học thống nhất.

– Bản thể luận, nhận thức luận thống nhất.

– Duy Tâm, Duy Vật, Duy Sinh quan thống nhất.

Và 5 đầu mối bản thể:

– Đạo kỷ là tự kỷ nguyên nhân.

– Tinh thần và vật chất là hỗ tương nguyên nhân.

– Vận động và kết hợp là hỗ tương nguyên nhân.

– Bản vị và cơ năng là hỗ tương nguyên nhân.

– Hỗ tương nguyên nhân là tự kỷ nguyên nhân.

Rồi đến Bản vị học thuyết:

  1. Nhân loại bản vị.
  2. Dân tộc bản vị.
  3. Trung tâm bản vị .
  4. Ba nguyên lý cơ bản:

– Xã hội với tự nhiên đối lập thống nhất.

– Cá thể với toàn thể đối lập thống nhất.

– Thời gian với tiến hóa đối lập thống nhất.

Sau đó là phần Xã Hội biện chứng pháp:

  1. Căn bản mệnh đề.
  2. Cơ bản nhận thức.
  3. Cơ bản luật tắc.
  4. Cơ bản phạm trù.
  5. Cơ bản phương pháp.

Kế đó là hành động cải tạo xã hội:

  1. Nhân loại bản vị: Nhân đạo, nhân sinh, nhân cách.
  2. Dân tộc bản vị (lục dân).
  3. Trung tâm bản vị: lực lượng gốc, tinh thần gốc, hành động gốc, sinh mệnh gốc, cách mạng gốc.
  4. Huyết Hoa

Trong Huyết Hoa, phụ bản I, phần II: “Biện chứng pháp Duy Dân và Bản Vị học thuyết” trình bày như sau:

(trang 200-203)… một bản vị được thành hình là do các quy luật biện chứng sau:

– Đạo kỷ: Tự kỷ nguyên nhân.

– Vận động kết hợp hỗ tương nguyên nhân.

– Bản vị và cơ năng bản vị: hỗ tương nguyên nhân.

– Hỗ tương nguyên nhân: Tự kỷ nguyên nhân.

– Tự kỷ, Ỷ tha, Hỗ tương vận động và kết hợp.

Sau đó đi đến kết luận: “biện chứng pháp Duy Dân rất là vô cùng biện chứng pháp. Biện chứng pháp Duy Dân bao gồm toàn thể, toàn trình và toàn diện thành nhiều thế hệ biện chứng” (trang 203).

Phụ bản I do Thái Thư viết.

Phụ bản II. Tiết II: “Bản vị học thuyết và biện chứng pháp Duy Dân”

Từ bản vị cơ bản đến các bản vị lớn hơn do các bản vị cơ bản vận động kết hợp nên được hình thành do các quy luật và biện chứng sau:

– Đạo kỷ là Tự kỷ nguyên nhân

– Vận động và kết hợp là hỗ tương nguyên nhân.

– Bản vị và cơ năng bản vị là hỗ tương nguyên nhân.

– Hỗ tương nguyên nhân là Tự kỷ nguyên nhân.

– Tự kỷ, Ỷ tha, Hỗ tương vận động và kết hợp.

Không thấy nói gì về Xã Hội biện chứng pháp.

Phụ bản II do Thái Kinh Dương viết.

  1. Triết học LĐA của Phạm Khắc Hàm

Trong tiết mục “[III] Thắng Nghĩa Ứng Dụng” (trang 202-203)

(A) Bản vị:

  1. Nhân loại bản vị: Nhân đạo, nhân sinh, nhân kỷ.
  2. Dân tộc bản vị: Lục dân.
  3. Trung tâm bản vị: quốc gia.

(B) Các yếu tố gốc:

– Lực lượng gốc.

– Tinh thần gốc.

– Hành động gốc.

– Sinh mệnh gốc.

– Cách mạng gốc.

Phần nhận xét

  1. Bản vị học thuyết và Biện chứng pháp (trong tài liệu Huyết Hoa và Chìa Khóa Thắng Nghĩa)

Theo tài liệu Chìa Khóa Thắng Nghĩa thì đó là hai phần riêng biệt: Bản Vị học thuyết (chương 3) và Xã Hội biện chứng pháp (chương 4). Nếu trình bày cho hậu thế học mà đem 2 phần cột vào một như đã trình bày trong phụ bản Huyết Hoa thì không ai có thể hiểu nổi.

Những nguyên tắc, nguyên lý trong Bản Vị là áp dụng trong một hoàn cảnh riêng (4 tiền để, 5 đầu mối). Còn nếu bảo là quy luật biện chứng (Biện chứng pháp) thì đâu là “căn bản mệnh đề” (chính, phản, tổng hợp đề), rồi đâu là “cơ bản nhận thức” (nếu đã là đối lập nhận xét thì đâu là lưu biến, toàn bộ, cụ thể). Và nếu đã A, B thì phải có C “cơ bản luật tắc” (Đối lập thống nhất, Chất lượng hỗ biến, Phủ định phủ định) tiếp theo “cơ bản phạm trù” và “cơ bản phương pháp”.

Không thể chỉ vì có “hỗ tương nguyên nhân” hay “đối lập thống nhất” mà ghép Xã Hội biện chứng pháp vào Bản Vị học thuyết. Chắc chắn khi LĐA viết ra Bản Vị học thuyết và Xã Hội biện chứng pháp đã không nghĩ như vậy vì nếu vậy thì LĐA đã ghép cả hai vào một. Và khi viết riêng thì rõ ràng mục đích của chúng phải khác nhau. Vì “bản vị” (đơn vị, bản chất) đi với “cơ năng” (nhiệm vụ, hoạt động) là nhấn vào tổ chức và duy trì sinh hoạt, kết cấu của các tổ chức trong xã hội. Trong khi Xã Hội biện chứng pháp là chủ về phân tích, lý luận để tìm ra giải pháp, phương pháp.

Trong Chìa Khóa Thắng Nghĩa thì Bản Vị có 3 phạm trù: Nhân Loại, Dân Tộc và Trung Tâm quốc gia và mỗi cái có cơ năng riêng (hành động luận). Trong khi Xã Hội biện chứng pháp là tiến trình (hay hệ thống) suy luận riêng biệt với từng giai đoạn: thiết lập mệnh đề; cơ bản nhận thức; cơ bản luật tắc; cơ bản phạm trù; và cơ bản phương pháp. Vậy nếu sử dụng bản vị học thuyết thì có 2 phần song song: bản vị và học thuyết, không thể thiếu một trong hai.

Phải chăng chương 3 (Chìa Khóa Thắng nghĩa) nói về bản vị và chương 5 nói về học thuyết khi áp dụng biện chứng pháp xã hội (mở đầu Chương 5 viết “xã hội biện chứng pháp nhất quán đi đến sự cải tạo xã hội trên những nền tảng làm sống và làm tiến xã hội trong những phạm trù tất nhiên của loài người”). Nhưng khi đi vào chi tiết thì không thấy áp dụng các nguyên tắc, luật tắc cơ bản của biện chứng pháp.

Phần A. Nhân loại bản vị (chương 5, Chìa Khóa Thắng Nghĩa): “Nhân đạo cần có những nguyên tắc bận động kết hợp bản vi và cơ năng để thâm thiết thực hiện…”

Phần B. Dân tộc bản vị: Lục Dân, không thấy giải thích vì sao áp dụng biện chứng pháp để đi đến Lục dân?

Phần C. Trung tâm bản vị quốc gia: các lực lượng gốc. Cũng không thấy giải thích áp dụng biện chứng pháp như thế nào để có các gốc.

Vậy thì có hay không có áp dụng biện chứng pháp trong bản vị- cơ năng?

Trong khi đó nếu sử dụng Xã Hội biện chứng pháp thì phải đi hàng dọc từ trên xuống: Chính đề, phản đề, tổng hợp đề … đối lập, lưu biến, toàn bộ, cụ thể nhận xét …  nếu thiếu một thì sự áp dụng biện chứng không hoàn tất và thiếu sót sẽ đi đến sai lạc, mất hiệu quả.

Trong Huyết Hoa phụ (bản I) thì cho rằng các quy luật hỗ tương nguyên nhân, tự kỷ nguyên nhân, đối lập thống nhất (theo Chìa Khóa Thắng Nghĩa là 4 tiền đề; 5 nền tảng) là biện chứng. Và “biện chứng pháp Duy Dân bao gồm Bản Vị học thuyết và các quy luật biện chứng” (trang 199, dòng 11-13). Như vậy Bản Vị-Cơ Năng cũng là Xã Hội biện chứng pháp nhưng chỉ áp dụng “đối lập thống nhất” luật còn tất cả các phần khác không dùng đến? Vậy Chìa Khóa Thắng Nghĩa đúng hay Huyết Hoa đúng?

Như vậy phải xem Bản Vị là học thuyết quy định các bản vị và nhiệm vụ (cơ năng) của nó trong xã hội. Trong khi Biện Chứng Pháp là truy cứu, đi tìm một cái gì chưa biết trong xã hội dựa theo từng bước “biện chứng” để xác định hướng đi và hành động dựa trên “nhận thức, luật tắc, phạm trù, phương pháp”.

  1. Bản vị học thuyết qua Chìa Khóa Thắng Nghĩa và Triết Học LĐA (Phạm Khắc Hàm):

Vì lý do gì chương 3 (Chìa Khóa Thắng Nghĩa) nói về Bản Vị học thuyết: Nhân Loại bản vị, Dân Tộc bản vị, Trung Tâm bản vị rồi chương 4 nói về Xã Hội biện chứng pháp. Chương 5 nói về cải tạo xã hội cũng là Nhân Loại bản vị, Dân Tộc bản vị, Trung Tâm bản vị. Tại sao chương 3 và 5 không đi liền nhau hay hợp lại là một? Phải chăng vì phải đi qua Xã Hội biện chứng pháp để áp dụng biện chứng pháp vào Nhân Loại, Dân Tộc, Trung Tâm bản vị (quốc gia)?

Nếu quả như vậy thì phải nói tiếp trong chương 5 về biện chứng (nhận thức, luật tắc, phương pháp???). Nhưng lại không thấy nói gì còn lại, vậy là biện chứng pháp có thể dùng một cách xé lẻ từng phần chứ không đòi hỏi phải đi từ A đến Z (?). Đã là biện chứng thì phải dẫn chứng liên tục cho đến khi hoàn tất luận chứng chứ không thể chỉ dẫn chứng một phần nhỏ hay phần mình thích dẫn giải còn những gì còn lại bỏ qua một bên (?).

Biện chứng pháp phải hiểu là phải đi qua tất cả để hiểu rõ toàn bộ (thí dụ: có Chính đề phải có Phản đề thì mới có Tổng hợp đề. Không thể chỉ có chính đề rồi đi đến tổng hợp đề được. Cũng như nếu xét Đối lập thống nhất thì phải xét Lưu biến phát triển, Toàn bộ liên quan, Cụ thể hoàn cảnh. Không thể chỉ có Đối lập nhận xét rồi đi thẳng đến Cụ thể hoàn cảnh).

Và nếu nói về bản vị thì tại sao nội dung chương 3 và 5 khác nhau tuy cũng là nói về Nhân Loại, Dân Tộc, Trung Tâm bản vị quốc gia?

Và nếu nói về bản vị thì tại sao nội dung chương 3 và 5 khác nhau tuy cũng là nói về Nhân loại, Dân tộc, Trung tâm bản vị quốc gia?

Trong khi Triết Học LĐA của Phạm Khắc Hàm chia ra:

II.Bản chất thắng nghĩa (trang 192-202)

  1. Nguyên lý thống nhất:
  2. Luật vận động:
  3. Bản vị học thuyết:
  4. Nguyên lý đối lập thống nhất:
  5. Xã hội biện chứng pháp:

III.Thắng nghĩa ứng dụng (trang 202-203)

A.Bản vị

1.Nhân loại bản vị

2.Dân tộc bản vị

3.Trung tâm bản vị

  1. Các yếu tố gốc: Lực lượng gốc; Tinh thần gốc; Hành động gốc; Sinh mệnh gốc; Cách mạng gốc.

Như vậy thì trong phần III: (A) Bản vị và (B) các yếu tố gốc sẽ liên quan ra sao? Tương quan giữa “Bản chất thắng nghĩa” (A,B,C,D,E) và “ứng dụng thắng nghĩa”(A,B,C) sẽ như thế nào? Toàn bộ hay từng cái một tùy theo trường hợp?

  1. Khác biệt giữa Chìa Khóa Thắng Nghĩa và Triết Học LĐA của Phạm Khắc Hàm

Trong Chìa Khóa Thắng Nghĩa thì trung tâm bản vị (quốc gia) là các thành phần gốc (lực lượng…cách mạng gốc) trong khi theo Triết Học LĐA của Phạm Khắc Hàm thì (A) Bản vị: nhân loại, dân tộc, trung tâm; và (B) các yếu tố gốc. Như vậy nếu mỗi bản vị cần phải có các yếu tố gốc chứ không riêng gì Trung Tâm bản vị (quốc gia) mới cần có các gốc. Vậy cái nào đúng?

Phải chăng theo Chìa Khóa Thắng Nghĩa thì mỗi quốc gia như một trung tâm bản vị phải thực hiện các gốc để thực hiện chủ nghĩa Duy Dân rồi mới tiến lên dân tộc bản vị và nhân loại bản vị?

Phải chăng theo Chìa Khóa Thắng Nghĩa thì mỗi quốc gia như một trung tâm bản vị phải thực hiện các gốc để thực hiện chủ nghĩa Duy Dân rồi mới tiến lên Dân Tộc bản vị và Nhân Loại bản vị?

Hay nghĩ ngược lại, con người phải đi đến một bản vị chung cho nhân loại để áp dụng cho từng dân tộc, quốc gia rồi thế giới. Điều này vô lý vì làm sao có thể thực hiện bản vị cho nhân loại khi thế giới còn phân chia quốc gia dân tộc?

Hay theo Triết Học LĐA của Phạm Khắc Hàm thì toàn thể nhân loại (mỗi quốc gia) đều phải có các gốc để thực hiện Duy Dân thì thế giới mới hài hòa, đại đồng?

  1. Xã hội biện chứng pháp Chìa Khóa Thắng Nghĩa

Qua các tài liệu trên, người đọc không thấy sự giải thích về sự thực hiện các gốc. Cái nào có trước? Hay có cùng một lúc?

– Nếu là “Lực lượng gốc” có trước thì lấy gì quy tụ một số người nếu không có “tinh thần gốc”?

– Nếu có “tinh thần gốc” trước thì làm sao biết “sinh mệnh gốc” sẽ là đi đến cách mạng?

– Vậy phải biết “sinh mệnh gốc” để tạo “tinh thần gốc” rồi đi đến “hành động gốc” thì mới có “lực lượng gốc”? Hay là

– Vậy phải biết “sinh mệnh gốc” để tạo “tinh thần gốc” rồi đi đến “lực lượng gốc” thì mới có “hành động gốc”?

– Và rõ ràng “cách mạng gốc” chỉ có thể thực hiện khi có các gốc kia. Hay là phải có “cách mạng gốc” trước thì mới lôi cuốn được và thực hiện các gốc kia? Còn nếu không là “bất cách mạng, phản cách mạng”…như LĐA đã nói.

Kết luận

Các tài liệu về Duy Dân được phổ biến qua ấn bản (Huyết Hoa) hay trên website (Chìa Khóa Thắng Nghĩa) hay phổ biến hạn chế (Triết Học LĐA của Phạm Khắc Hàm) đã không tạo cơ hội cho người đi sau được dịp tìm hiểu, thảo luận mà được phổ biến một cách giáo điều như Thánh Kinh (bất khả luận bàn). Đây cũng là trở ngại cho việc phổ biến tư tưởng LĐA, một thiên tài của VN cận đại. Những thắc mắc được đặt ra ở đây không phải để bài bác tư tưởng LĐA mà là soi sáng những nghi vấn, mù mờ, tam sao thất bản…mà thế hệ đi sau phải đối diện để giải quyết và đưa ra sự “hiện đại hóa” tư tưởng LĐA cho thời đại 2000. Trong phạm vi và khả năng hạn hẹp, sự nhận xét trên có thể vấp nhiều khuyết điểm, người viết mong đón nhận sự góp ý của mọi người.

Trần Công Lân

Tháng 2 năm 2020 (Việt Lịch 4899)

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s