Tại sao lại gọi là Mở Quyển? Mở Quyển là quyển sách đầu tiên của bộ Đại Việt Mô (thường gọi tắt là bộ Mô, các quyển còn lại theo thứ tự là: Tổ Đảng, Lập Học, Thiết Giáo, Kiến Quốc, Đồng Nhân và Giới Thiệu.)
Tài liệu “Mở Quyển” có những chương sau đây:
Chương 1: Dẫn nhập
Chương 2: Chủ Nghĩa Duy Dân trong đó có phần
- Xã hội tự tính
- Ý nghĩa duy dân
- Xã hội biện chứng pháp
- Phần Duy nhiên: Luật tắc trong thiên nhiên gồm có
– Đối lập thống nhất luật
– Chất lượng hỗ biến luật
– Phủ định phủ định luật
- Phần Duy Nhân: Luật tắc Duy Nhân gồm có
– Đạo kỷ là tự kỷ nguyên nhân
– Tinh thần và vật chất là hỗ tương nguyên nhân
– Vận động và kết hợp là hỗ tương nguyên nhân
– Bản Vị và Cơ năng là hỗ tương nguyên nhân
– Hỗ tương nguyên nhân là Tự Kỷ nguyên nhân
- Phần Duy Dân: Cũng theo luật tắc của phần Duy Nhân nhưng thêm vào
– Toàn bộ quan liên nhận xét
– Đối lập thống nhất nhận xét
– Lưu biến phát triển nhận xét
– Cụ thể hoàn cảnh nhận xét
“Biện chứng pháp cũng tùy theo công việc, tùy theo bản vị mà vận dụng. Mỗi cơ thể khác biệt là một biện chứng pháp, vì trong thiên nhiên có vô cùng vật thể mà mỗi vật thể là một biện chứng pháp.Cho nên Biện Chứng Pháp thành ra vô cùng Biện Chứng Pháp…” (đoạn văn này giống như trong phụ bản I của Huyết Hoa bản in năm 1986 ,Phụ lục I là của Thái Thư .
- Bản vị học thuyết
- Nhân loại bản vị
- Dân tộc bản vị
(không thấy có trung tâm bản vị?)
….
Cuối tài liệu để tên là
Thái Dịch Lý Đông A
4822 TV (1943)
Nhận Xét
- Nếu đã đọc qua Chìa Khoá Thắng Nghĩa (chú giải), thì Xã Hội Biện Chứng Pháp không chia ra các phần Duy Nhiên (theo Chìa Khoá Thắng Nghĩa là cơ bản luật tắc, phần Duy Nhân (theo Chìa Khoá Thắng Nghĩa là 5 đầu mối bản thể, không thuộc phần Xã hội biện chứng pháp), phần Duy Dân (theo Chìa Khoá Thắng Nghĩa là cơ bản nhận thức). Trong Chìa Khóa Thắng Nghĩa, chương IV nói về Xã Hội Biện Chứng Pháp gồm có Căn bản mệnh đề, Cơ bản nhận thức, Cơ bản luật tắc, Cơ bản phạm trù, Cơ bản phương pháp. Vậy chẳng lẽ LĐA qua hai tài liệu cùng viết về Xã Hội Biện Chứng lại trình bày khác nhau? Hay là người sau thêm vào cho tối nghĩa?
Theo Chìa Khoá Thắng Nghĩa (chú giải), thì Xã hội biện chứng pháp được viết sau phần trình bày 3 nguyên lý cơ bản của Triết Học Thắng Nghĩa: 1) Xã Hội với Tự Nhiên Đối Lập Thống Nhất; 2) Cá Thể với Toàn Thể Đối Lập Thống Nhất; 3) Thời Gian với Tiến Hóa Đối Lập Thống Nhất. Xã hội biện chứng pháp thông qua 3 nguyên lý cơ bản trên, rồi mới đi vào 5 căn bản về Mệnh đề, Nhận thức, Luật tắc, Phạm trù, và Phương pháp.
- Tại sao nói biện chứng pháp áp dụng tùy theo công việc? Cơ thể (ý nói con người) hay vật thể?
LĐA viết chủ nghĩa Duy Dân là về các vấn đề của con người. Áp dụng xã hội biện chứng pháp là cho xã hội con người và công việc. Vậy “vật thể” là cái gì? Nếu có vật thể thì làm sao áp dụng “lưu biến phát triển nhận xét (cơ bản nhận thức) hay “nhân quả và luật tắc”(cơ bản phạm trù)?
- Khi viết…”Cho nên biện chứng pháp thành ra vô cùng biện chứng pháp…” thì ai hiểu nổi là cái gì?
- Tại sao phần bản vị học thuyết lại thiếu Trung Tâm Bản Vị? Vì sơ sót của người ghi lại hay là chủ ý của LĐA?
Trần Công Lân
Tháng 3 năm 2020 (Việt lịch 4899)